Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đình hoãn kế hoạch di chuyển 16 ngàn người sang Âu châu và Canada sau khi có áp lực từ trong ngay chính đảng của ông và các cử tri chống lại ý định nói trên.
Israel từ lâu đã gặp khó khăn trong việc giải quyết hàng chục ngàn người tầm trú Phi châu, phần lớn là từ Eritrea và Sudan đến sinh sống tại quốc gia nầy.
Kể từ năm 2005, đã có 65 ngàn người Phi châu đi vào Israel khi họ băng qua biên giới với Ai cập và ước lượng, còn khoảng 37 ngàn người chờ vượt qua biên giới.
Nhiều người tỵ nạn nói rằng, họ lánh nạn chiến tranh và việc đàn áp, cũng như những khó khăn về kinh tế.
Vấn đề nầy gây ra một chuyện nan giải về mặt đạo đức cho quốc gia Israel, khi những người trốn tránh sự đàn áp tại nước họ đến đây và xem nơi nầy là nhà.
Thế nhưng tại miền Nam thủ đô Tel Aviv, vốn là một khu vực nghèo khó của thành phố, nơi có con số lớn lao những di dân ngày càng gia tăng, thì tình cảm chống di dân cũng tăng lên.
"Đó là một thỏa hiệp tốt đẹp, tôi rất mừng khi chúng tôi đạt được với Cao Ủy Tỵ Nạn Liên hiệp quốc".
"Việc nầy giúp chúng tôi giải quyết vấn đề theo một cách thức thích hợp, bảo vệ cho quyền lợi của quốc gia Israel và cũng cung cấp một giải pháp cho người dân tại phía nam Tel Aviv và các vùng phụ cận khác".
"Và đối với những người đến Israel, tôi nghĩ đó là một giải pháp tốt đẹp và thích hợp", Binyamin Netanyahu.
"Việc nầy làm tôi thực sự vui mừng và hạnh phúc, bởi vì tôi thấy được trong những năm qua, một người mất đi niềm hy vọng do bị trục xuất đến những nơi không an toàn, bởi vì chúg tôi thấy trong những năm qua, nhiều người thực sự đã chết và mất tích tại những nước đó, vì vậy tôi thực sự vui mừng hôm nay", Teklit Michael.
Trong khi đó, bà Sigal Rosen thuộc đường dây nóng cho Công nhân Di dân tại Israel, hoan nghênh thỏa ước nói trên mặc dù việc nầy có tính cách miễn cưỡng.
"Chúng tôi cảm thấy tiếc là Israel không thể tìm được giải pháp từ chính con tim của họ, để thu nhận những người nầy".
"Từ những gì tôi biết, những người khác còn được ở lại Israel sẽ được ở lại trong 5 năm và chúng tôi thực sự hy vọng là chính phủ Israel sẽ chấm dứt việc đối xử tệ hại với họ cũng như tôn trọng quyền hạn của họ như những người tỵ nạn ", Sigal Rosen.
Một người tầm trú là Teklit Michael cũng cảm thấy, đây là một thỏa ước tốt hơn, là kế hoạch trục xuất trước kia.
"Việc nầy làm tôi thực sự vui mừng và hạnh phúc, bởi vì tôi thấy được trong những năm qua, một người mất đi niềm hy vọng do bị trục xuất đến những nơi không an toàn, bởi vì chúg tôi thấy trong những năm qua, nhiều người thực sự đã chết và mất tích tại những nước đó, vì vậy tôi thực sự vui mừng hôm nay", Teklit Michael.
Thế nhưng sau cùng chỉ trong vài giờ đồng hồ loan báo, kế hoạch đã nhanh chóng bị xếp lại.
Ông Netanyahu dùng trang mạng cá nhân trên Facebook cho biết, ông đã đình hoãn thỏa ước và nói rằng thay vào đó, ông sẽ tham vấn với các cư dân cư ngụ tại phía nam Tel Aviv.
Việc đảo ngược quyết định nói trên diễn ra, khi các thành viên trong nội các của chính phủ Liên hiệp của ông Netanyahu, đã chỉ trích kịch liệt thỏa ước nói trên.
Lãnh đạo của đảng Jewish Home, Ngôi nhả cuả người Do thái, là ông Naftali Bennett nói rằng thỏa ước có nguy cơ biến Israel thành một thiên đường của những kẻ xâm nhập.
Thêm vào tình trạng xáo trộn nầy, Ý và Đức cho biết họ chẳng hay biết gì về thỏa ước nói trên và cũng nói rằng, họ chưa nhận được lời yêu cầu nào cả.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại