Thế giới đang bị ô nhiễm bởi rác thải nhựa, theo Chủ tịch Ủy ban đàm phán liên chính phủ, Luis Vayas Valdivieso khẳng dịnh.
"Ô nhiễm nhựa không chỉ là thứ làm bẩn mắt không hiểu nổi mà nó còn là mối đe dọa cấp bách và nguy hiểm đối với hệ sinh thái, nền kinh tế và sức khỏe con người."
Nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm này liên quan đến quy mô sản xuất.
450 triệu tấn nhựa được sản xuất mỗi năm và con số này sẽ tăng gấp đôi hoặc gấp ba vào năm 2040.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organisation for Economic Co-operation and Development - OECD) cho biết chỉ có 9% rác thải nhựa được tái chế và 22% đang được quản lý sai cách.
Giám đốc điều hành Chương trình Môi trường Liên hợp quốc - UN Environment Programme - là Inger Andersen cho biết điều đó có nghĩa là nhựa có ở khắp mọi nơi: từ những nơi sâu nhất của đại dương đến đỉnh Everest - và bên trong cơ thể của hầu hết sinh vật sống, bao gồm cả con người - thậm chí cả trẻ sơ sinh.
"Thế giới đang bị nhấn chìm trong thứ này. Tôi có dịp sống ở Nairobi, Kenya và thật đáng buồn là phải chứng kiến việc con người sử dụng thoải mái nhựa dùng một lần mà phần lớn là thải ra môi trường. Và với hàng trăm triệu tấn mà chúng ta sản xuất, chúng ta đã rò rỉ rất nhiều ra môi trường."
Và vấn đề này đã nổi lên từ nhiều năm nay và sẽ mất nhiều năm để giải quyết nhưng các nhà lãnh đạo toàn cầu đang cố gắng tạo ra những thay đổi.
Vào năm 2022, các thành viên Liên hợp quốc đã nhất trí giải quyết thách thức ngày càng gia tăng thông qua một hiệp ước toàn cầu về nhựa.
Inger Andersen cho biết họ có đến thứ Hai, ngày 2 tháng 12 để đạt được thỏa thuận.
"Thế giới muốn chấm dứt ô nhiễm nhựa. Thế giới cần chấm dứt ô nhiễm nhựa. Và tôi yêu cầu quý vị chuyển giao văn bản này trong tuần này để chúng ta có thể thực hiện được điều đó, trong hàng ngàn ngày, hàng tháng và hàng năm tới."
Các đại biểu từ 175 quốc gia đang có mặt tại thành phố Busan của Hàn Quốc để đàm phán các điều khoản của hiệp ước.
Nhưng thư ký thường trực của Bộ Môi trường và Biến đổi Khí hậu Fiji, Sivendra Michael, cho biết các cuộc thảo luận đã bị cố tình làm chậm lại.
"Có rất nhiều thủ tục tẳn mẳn đang được bàn bạc bởi những quốc gia không có những đóng góp mang tính tính xây dựng, và việc cho phép các biện pháp can thiệp như vậy chỉ tập trung vào các thủ tục tẳn mẳn hoặc các vấn đề kỹ thuật, thực sự là một thủ thuật mà nhiều quốc gia dùng để tìm cách ngăn chặn toàn bộ quá trình này."
Hơn hai phần ba chính phủ ủng hộ mục tiêu bao quát của hiệp ước là cần phải giải quyết ô nhiễm nhựa.
Bên phản đối gồm một nhóm các quốc gia do Iran và Ả Rập Xê Út đứng đầu mà họ gọi là nhóm "cùng chí hướng" và trong nhóm "tham vọng thấp" được các nhà vận động hành lang về nhựa và hóa dầu hậu thuẫn— là nhóm phản đối mạnh nhất tại các cuộc đàm phán.
Đại sứ của Cơ quan Hành động Đối ngoại Châu Âu về Khí hậu và Môi trường - European External Action Service for Climate and Environment - Anthony Agotha, cho biết hiệp ước không nhằm mục đích cấm hoàn toàn nhựa.
"Đây không phải là về việc coi nhựa là yêu quái. Chúng ta cần nhựa. Nó giúp xe hơi và máy bay của chúng ta nhẹ hơn nhưng chúng ta phải loại bỏ các sản phẩm nhựa gây ô nhiễm đang xâm chiếm đại dương và hủy hoại sức khỏe của chúng ta."
Nhưng các nhóm môi trường, bao gồm Kate Noble từ Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên Úc, cho biết cần có các biện pháp táo bạo, bao gồm:
"Các quy tắc toàn cầu về việc cấm và loại bỏ dần các sản phẩm nhựa dùng một lần gây ô nhiễm và có hại nhất. Tạo ra một bộ quy tắc về thiết kế sản phẩm, để bảo đảm rằng các sản phẩm có thể tái sử dụng, có thể sửa chữa, có thể tái chế và có thể được quản lý an toàn khi hết vòng đời. Khả năng củng cố hiệp ước này theo thời gian. Và chúng bao gồm một gói tài chính, để tất cả các quốc gia có thể hoàn thành nghĩa vụ của mình theo hiệp ước."
Úc đang dẫn đầu các cuộc đàm phán tài chính và là một phần của cái gọi là "liên minh tham vọng cao".
Quần đảo Thái Bình Dương, một trong những nơi bị ô nhiễm nặng nề nhất, đang thúc đẩy việc hạn chế sản lượng.
Ông Michael cho biết thỏa thuận về vấn đề này là điều quan trọng cần làm.
"Đây là lập trường của Thái Bình Dương và tôi muốn ghi nhận vai trò lãnh đạo của Quần đảo Cook trong việc đưa ra và dẫn dắt cuộc thảo luận giữa các quốc gia Thái Bình Dương, nhằm đặt ra mục tiêu đầy tham vọng là giảm 40% vào năm 2040."
Người ta hiểu rằng Trung Quốc, quốc gia sản xuất lớn nhất, nằm trong số các quốc gia phản đối hạn chế, trong khi Hoa Kỳ, quốc gia lớn thứ hai, gần đây đã ủng hộ họ —mặc dù không chắc chắn liệu sự ủng hộ này có tiếp tục dưới thời chính quyền Trump mới hay không.
Nước chủ nhà Hàn Quốc, mặc dù là một quốc gia sản xuất lớn, cũng nằm trong nhóm có tham vọng cao.
Han Min Young là Giám đốc Biến đổi khí hậu, Năng lượng, Môi trường và Khoa học của Hàn Quốc cho biết Hàn Quốc sẵn sàng hợp tác với tất cả các quốc gia thành viên để thúc đẩy sự đồng thuận.
"Hàn Quốc vẫn kiên định với cam kết của mình đối với một thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý giải quyết toàn bộ vòng đời của nhựa từ sản xuất và tiêu dùng đến quản lý chất thải."
Bản dự thảo đầy đủ gồm 32 điều khoản đã được đệ trình - nhưng các vấn đề chính từ giới hạn sản xuất đến định nghĩa vẫn chưa được giải quyết.
Và các quốc gia đang phát triển quyết tâm giữ vững lập trường của mình bằng cách tiếp tục vận động cho các biện pháp ràng buộc, không tự nguyện và các hình phạt thích hợp, để bảo đảm rằng hiệp ước đủ mạnh để giải quyết những gì Tổng thư ký Liên hợp quốc gọi là cuộc khủng hoảng hiện sinh.
Ông Michael cho biết điều đó có nghĩa là một thỏa thuận cuối cùng có thể sẽ được đưa ra vào phút chót.
"Nếu chúng ta giống như COP 29, tức là làm việc liên tục trong 33 giờ mà không nghỉ ngơi đầy đủ, thì chúng ta có thể cũng sẽ đưa ra hiệp ước này trong tình trạng kiệt sức thay vì như một sự tham gia rất mang tính xây dựng. Cái viễn cảnh chúng ta có thể bị thỏa hiệp vào một tình huống mà văn bản không đủ tham vọng và không phản ánh được tham vọng cần thiết để thực sự mang lại những kết quả rất cần thiết để kiềm chế cuộc khủng hoảng nhựa là điều mà chúng ta không muốn nhìn thấy."
Đồng hành cùng chúng tôi tại và cập nhật tin tức ở Nghe SBS Tiếng Việt trên ứng dụng miễn phí SBS Audio, tải về từ hay