Những người Phi châu nói trên bị các viên chức Israel mô tả là một hiểm họa cho cơ cấu xã hội nước nầy, trong khi một Bộ trưởng trong chính phủ từng gán cho họ là 'căn bệnh ung thư' nữa.
Thủ tướng Israel là ông Benjamin Netanyahu cho biết, sứ mạng của ông là mang những người còn lại ra khỏi đất nước Do thái.
Ông ám chỉ đến hàng ngàn di dân từ các nước Phi châu, đến sống bất hợp pháp tại Israel.
Hầu hết họ đến từ Eritrea và Sudan, khi nhiều người nói rằng họ trốn chạy cuộc chiến và những sự đàn áp cùng tìm kiếm một cuộc sống khá hơn, trong khi Israel gọi họ là 'những kẻ xâm nhập vào nước nầy'.
Thủ tướng Benjamin Nettanyahu cho nội các của ông biết rằng, một rào cản được hoàn thành hồi năm 2013 dọc theo biên giới giữa nước nầy với Ai cập, đã cắt giảm phân nửa số di dân băng qua để vào Israel, thế nhưng hàng chục ngàn người đã băng qua sa mạc để đến nơi.
Nhà lãnh đạo Israel cho biết, chọn lựa dành cho các di dân là rất dễ dàng.
"Những kẻ xâm nhập nầy chỉ có một lựa chọn đơn giản, đó là cộng tác với chúng tôi hoặc phải tự nguyện rời khỏi nơi đây, một cách tôn trọng, nhân đạo và hợp pháp, hoặc chúng tôi phải dùng đến nhiều phương tiện khác cũng được xem là hợp pháp. Tôi hy vọng họ sẽ chọn con đường hợp tác với chúng tôi".
Có từ 36 đến 40 ngàn người được tin là sẽ bị ảnh hưởng, do quyết định của chính phủ.
Cũng có tin tức cho rằng, khoảng 1400 người hiện bị giữ trong các trung tâm giam giữ.
Nếu những người nầy không cộng tác, thì họ có thể bị tù,
Những người hợp tác, sẽ được chính phủ Israel cấp khoảng 3500 đô la Mỹ và một vé máy bay, hoặc là về xứ sở của họ, hay đến một quốc gia thứ ba, mà các nhóm nhân quyền cho biết đó là Rwanda và Uganda.
Giám đốc Quan hệ Quốc tế cho Người tỵ nạn và Di dân, là bà Tamara Newman cho biết, đó là một tình trạng không có lối thoát dành cho các di dân.
"Nay chính phủ báo cho những người tầm trú rằng họ có chọn lựa, thứ nhất là bị trục xuất về lại Rwanda hay bị đưa vào nơi giam giữ trong một thời hạn vô định. Đây không phải là một sự lựa chọn thực sự, cuộc nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những ai bị trục xuất về Rwanda thì sự nghiệp của họ rõ ràng bị nguy hiểm trầm trọng".
"Những gì chúng tôi biết là nhiều người rời khỏi nước nầy, nhà cầm quyền tịch thu giấy tờ khi họ đến phi trường. Vì vậy họ đang tìm cách chuyển lậu sang một quốc gia khác, không ai hiện ở Rwanda, đó là những gì tôi được biết", Teklit Michael.
Israel chỉ chấp nhận chưa đến 1 phần trăm, các đơn xin tỵ nạn của những người tầm trú và còn một danh sách dài các di dân trong nhiều năm qua.
Các nhóm tranh đấu cho nhân quyền cáo buộc, chính phủ Israel cố tình làm chậm đi tiến trình giải quyết đơn, của những người thuộc nguồn gốc Phi châu, cũng như bác bỏ các đơn xin tỵ nạn hợp pháp.
Một nữ phát ngôn nhân của Cao Ủy Tỵ Nạn Liên hiệp quốc cho biết, Israel hiện trừng phạt những người gặp nhiều nguy hiểm, với các hạn chế chặt chẽ.
"Những người Eritrea và Sudan cần phải đổi mới visa của họ trên căn bản thường xuyên, bởi vì visa chỉ có hiệu lực trong 2 tháng. Vì vậy nay là thời điểm Bộ Nội Vụ thực sự ra lệnh trục xuất họ".
Ông Teklit Michael đã rời khỏi Eritrea, với hy vọng cải thiện tương lai cho mình.
Hiện đang sống ở Tel Aviv, ông cho biết thà đi tù còn hơn đối diện với cuộc sống, tại một quốc gia hoàn toàn xa lạ.
"Nếu họ bác bỏ trường hợp của tôi, thì tôi thà chờ đợi trong tù còn hơn đến Rwanda, bởi vì tôi không biết nước nầy đang chờ đợi tôi những gì".
"Cho dù chúng tôi là người tầm trú yêu cầu chính phủ cho biết thực sự những gì ở Rwanda, chúng tôi chẳng biết chi cả về xứ sở nầy".
"Những gì chúng tôi biết là nhiều người rời khỏi nước nầy, nhà cầm quyền tịch thu giấy tờ khi họ đến phi trường. Vì vậy họ đang tìm cách chuyển lậu sang một quốc gia khác, không ai hiện ở Rwanda, đó là những gì tôi được biết", Teklit Michael.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại