Hạt giống yêu thương: Hiệp Ước Biên giới và Ải Nam Quan

Phạm Bình Minh và Vương Nghị

Phó Thủ tướng VN Phạm Bình Minh và Ngoại Trưởng TQ Vương Nghị tại lễ kỷ niệm 20 năm Hiệp ước Biên giới Việt-Trung tổ chức tại Móng Cái Quảng Ninh (23/8/2020) Source: TTXVN

Hiệp ước Biên giới ký vào năm 1999 giữa chính quyền Việt Nam và Trung Quốc chính thức công nhận Ải Nam Quan và một nửa thác bản Giốc thuộc về Trung Quốc. Chính phủ Việt Nam nói rằng Hiệp Ước 1999 được ký dựa theo Công ứớc Pháp-Thanh và rằng họ không làm mất đât mà ngược lại, đã làm hết sức mình để bảo vệ từng tất đất biên giới. Công ước Pháp ký với Nhà Thanh là gì để chính quyền Việt Nam đồng ý Ải Nam Quan là của Trung Quốc?


Vào 23/8/2020 tại Tp. Móng Cái (Quảng Ninh, đã long trọng diễn các hoạt động kỷ niệm 20 năm ký Hiệp ước Biên giới và 10 năm triển khai văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Cộng.

Buổi lễ được Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Viêt Nam, ông Phạm Bình Minh và ông Vương Nghị - Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Cộng đồng chủ trì.

Ải Nam Quan một địa danh quen thuộc được nhắc đến trong các cột mốc lịch sử cũng như thơ ca từ thế kỷ thứ 14 chính thức được trao cho Trung Quốc từ Hiệp Ước 1999 này của chính quyền Việt Nam với Trung Quốc.

Dự luận trong và ngoài nước có ý kiến trái chiều về Hiệp Ước này.

Một cây viết quen thuộc của báo chí nhà nước là ông Lê Đức Sảo bút danh Lê Thọ Bình của Báo Tuổi Trẻ có bài viết đưa ra các bằng chứng cho thấy rằng Hiệp Ước 1999 đã được chính phủ Việt Nam ký dựa vào Công Ước Pháp-Thanh 1887 và 1895, và rằng chính phủ Việt Nam đã không làm mất đât mà ngược lại họ đã làm hết sức mình để bảo vệ từng tất đất biên giới.

Một người trong phía phản biện là Đỗ Công, người bỏ nhiều thời gian nghiên cứu về tình hình chính trị xã hội Việt Nam có trong tay một số tư liệu lịch sử chứng minh cho thấy chính quyền Việt Nam đã "nhượng bộ phần đất của Tổ Tiên cho Tàu" .

Lịch sử đảng Cộng Sản Việt Nam đi lên từ chiêu bài đánh đuổi thực dân Pháp để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập cho dân tộc vậy thì tại sao nay Cộng Sản Việt Nam lại dùng chính Công Ước của thực dân ký với triều đình phong kiến Trung Hoa mà cả hai chính quyền cộng sản Việt Nam và Trung Quốc đều ra sức lật đổ để làm cơ sở cho việc phân định biên giới lãnh thổ? 

Vì sao mà từ lúc Công Ước Pháp- Thanh ra đời hơn 100 năm nay nhưng Ải Nam Quan chưa từng bị mất, Thác Bản Giốc chưa từng bị xẻ đôi, thế nhưng đến Hiệp Ước 1999 của thì những địa danh này đã thuộc về đất Trung Quốc?

Các cây viết báo Đảng không nói tới điều này, nhưng ông Đỗ Công thì có đủ bằng chứng để đưa ra lời giải thích.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


 


Share