Hạt giống yêu thương: Bóng đa ôm đàn em bé

Bóng đa đầu làng

Bóng đa đầu làng Source: Images of courtesy

Dịch bệnh bùng phát lần hai là một sự chấn động khiến nhiều người hoang man, kèm theo đó là nỗi lo âu về viễn cảnh kinh tế trước mắt. Với người Việt tị nạn, đây không phải lần đầu họ đối diện với khủng hoảng. Quá khứ bão tố của nước Việt Nam và sự kiện năm 1975 đã khiến nhiều người thấy không còn cái gì có thể làm họ kinh hoàng hơn được nữa. Trong khủng hoảng, cùng nhìn lại những gì mà thế hệ trước đã trải qua, qua lời kể nỉ non "chở tất cả nỗi khổ đau và hạnh phúc của một kiếp người" của Thái Thanh để thấy lòng mình chùng xuống và thương thật nhiều những người đi trước và mình may mắn hơn rất nhiều.


Chỉ trong vòng 6 tháng, dân Úc đối diện với những đe dọa và những bất tiện từ việc kiểm soát đề phòng dịch bệnh không những một lần, lần lặp lại này có phần còn đe doạ hơn lần trước.

Trước những tin tức đầy lo âu về đợt bùng nổ lần 2, các ca dịch bệnh cùng những viễn cảnh không mấy sáng sủa của kinh người trong thời gian tới, không ít người cảm thấy mệt mỏi và bi quan như một báo cáo mới đây của viện nghiên cứu Lewers của Úc.

Với cộng đồng người Việt tị nạn, đây không phải là lần đầu họ đối diện với khủng hoảng.

Những biến cố đã xảy ra với nước Việt Nam đã trở thành quá khứ không quên của nhiều người. 

Với nhiều người, quá khứ bão tố của nước Việt Nam và nhất là sự kiện mất miền Nam 1975 đã khiến họ thấy không còn cái gì có thể làm họ kinh hoàng hơn được nữa.

Và điều này giúp họ vững vàng bình tĩnh hơn trước vấn nạn dịch bệnh mới này ở Úc.

Luật sư Trần Hữu Trung gương mặt quen thuộc trong chương trình luật pháp của SBS Việt Ngữ là một người trong số đó.

Trong chiều dài của ông từ thuở êm đêm "bóng đa ôm đàn em bé"- như trong câu hát của Phạm Duy, đến lúc bị hải tặc quăng xuống biển mà không chết thì những ngày bão tố 75 đã khiến những người cùng thời với ông trở nên bình tĩnh trước những hốt hoảng của thời cuộc hiện giờ.

Những biến cố ghê sợ trong quá khứ ẩn mình qua những câu hát và trong ký ức của nhiều người, và thật may là chúng ta có những nghệ sĩ tài danh để ghi lại những buồn vui, những biến cố đau thương của quê hương-kiếp người một cách trang trọng bằng một thứ âm nhạc rất đẹp.
Luật sư Trần Hữu Trung có thời gian làm việc với danh ca Thái Thanh, một giọng ca nói như nhạc sĩ Phạm Duy là chở "tất cả hạnh phúc và khổ đau của kiếp người bị đày đọa trong chiến tranh và hòa bình, trong vinh quang và khổ nhục, trong hy vọng và tuyệt vọng qua những bản nhạc khóc, cười, nổi, trôi theo mệnh nước", và tiếng hát của bà như chiếc thuyền ngụ ngôn mà ông tựa vào để chuyên chở mạch ký ức của mình về quê hương Việt. Cuộc đời rồi cũng chỉ mong được như một câu hát.

Đau buồn sợ hãi nếu có, để chúng ta lớn hơn với chính mình và bao dung hơn với đời mà thôi.

  1.  
" data-module="iframe-resize_module">

Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét. Trong nhà, phải có mật độ không quá một người trên bốn mét vuông không gian sàn. 

Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy gọi cho bác sĩ của bạn (đừng đến phòng mạch) hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080. 

Nếu bạn đang khó nhọc để thở hoặc trải qua một trường hợp khẩn cấp y tế, hãy gọi 000. 

SBS tận lực mang đến tin tức cập nhật giúp bạn nắm bắt thông tin những diễn biến mới nhất của COVID-19 bằng tiếng Việt, xem tại:  



Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share