Hiện có khoảng 1 triệu người tỵ nạn Rohingya ở Bangladesh

A Rohingya Muslim boy, who crossed over from Myanmar into Bangladesh

A Rohingya Muslim boy, who crossed over from Myanmar into Bangladesh Source: AP

Liên hiệp quốc ước lượng hiện có gần một triệu người tỵ nạn Rohingya đã chạy trốn những vụ bạo động tại Myanmar để băng qua biên giới vào Bangladesh.


Số phận của họ đã đặt Bangladesh vào một tình thế không chịu đựng nổi cũng như áp lực lên cộng đồng quốc tế phải có một giải pháp cấp thiết.

Liên hiệp quốc hiện kêu gọi, cần có ngân khoản hơn 430 triệu đô la, để cung cấp viện trợ cứu mạng cho số người tỵ nạn, được ước lượng là khoảng một triệu người Rohinhgya, tại các trại tỵ nạn ở Bangladesh.

Đã có hơn 600 ngàn người Rohingya Hồi giáo, đã vượt qua biên giới đến phía nam Bangladesh, kể từ khi bạo động bùng phát ở tỉnh Rakhine của Myanmar vào ngày 25 tháng 8.

Trước đó đã có thêm 400 ngàn người khác đã có mặt ở các trại tỵ nạn, sau khi họ lánh nạn trước đó, trong những vụ bạo động hồi thập niên 1970 và 1990.

Cho đến nay, Liên Âu, Kuwait, Úc và Anh đã hứa giúp đỡ 340 triệu đô la, sau những gì mà Liên hiệp quốc cho biết là, quân đội Myanmar đã tiến hành một cuộc thanh tẩy sắc tộc.

Điều hợp viên chương trình Lương thực Thế giới của Liên hiệp quốc là ông Michael Dunford nói rằng, tổ chức nầy đã phân phát thực phẩm cho 580 ngàn người, bên phía biên giới của Bangladesh kể từ tháng 8.

"Chỉ mới hôm qua, chúng tôi đã lo phần lương thực cho thêm 10 người khi họ mới băng qua biên giới, thế nhưng chúng tôi vẫn còn chạy theo cho kịp con số nầy, do chúng tôi cần cung cấp cho một triệu người tỵ nạn".

"Chúng tôi nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các nhà hiến tặng, thế nhưng chúng tôi cần có thêm 54 triệu đô la để hoạt động cho đến cuối tháng 2, nếu chúng tôi có thể đạt được mục tiêu mong đợi", Michael Dunford.

Cuối tháng 2 sẽ bao gồm 6 tháng hoạt động cho cuộc khủng hoảng, thế nhưng ông Mark Lowcock của Liên hiệp quốc cho rằng, điều thực tế đang mong đợi là vấn đề hiện diễn ra tại Bangladesh, sẽ còn tiếp tục sau thời hạn đó.

"Chúng tôi phải sẵn sàng với khả năng rất lớn là chúng ta tiếp tục cần có sự trợ giúp nhân đạo trong một thời kỳ sau cuối tháng 2 năm tới, vốn là lúc mà chúng tôi cạn kiệt các tài nguyên", Mark Lowcock.

"Rõ ràng chúng tôi không biết chính xác tình hình sẽ ra sao khi chúng tôi phải đối diện".

Trong khi đó, Queen Rania của Jordan, là một thành viên của Ban Điều hành Cứu trợ Quốc tế và là một nhà tranh đấu của Ủy hội Nhân quyền Liên hiệp quốc, đã thị sát một trại tỵ nạn tên là Cox's Bazar ở Bangladesh hồi gần đây.
"Việc công khai từ chối những người sắc tộc Rohingya vẫn là một trở ngại lớn lao", Shameem Ahsan.
Bà gặp gỡ với một số phụ nữ và trẻ em Rohingya, mới từ tiểu bang Rakhine băng qua biên giới đến Bangladesh.

"Tôi nghe có vụ hãm hiếp tập thể có hệ thống đối với các thiếu nữ bị kẹt trong các trường học và bị các binh sĩ hãm hiếp".

"Tôi cũng nghe chuyện các bé sơ sinh, bị đá như những trái banh và dẫm đạp lên nữa".

"Tôi nghe các thành viên trong gia đình kể về chuyện, chính họ chứng kiến cha mẹ họ bị giết ra sao ngay trước mắt họ, đây là những gì không thể chấp nhận được", Queen Rania.

Bà nhấn mạnh rằng, những gì bà kêu gọi là một nhu cầu khần thiết, để đáp ứng các nhu cầu nhân đạo ngày càng gia tăng.

Bà cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy hành động tức khắc, mà không được chậm trễ.

"Tôi thúc giục Liên hiệp quốc và cộng đồng quốc tế hãy làm mọi chuyện hết khả năng của họ, để chấm dứt những khổ đau và các vụ bạo động tiếp tục giáng xuống những người Rohingya Hồi giáo tội nghiệp nầy, đó không chỉ là công việc của chúng ta phải làm, mà còn là những gì công lý đòi hỏi như vậy".

Liên hiệp quốc cho biết, đã biết chuyện Bangladesh và Myanmar bắt đầu bàn chuyện hồi hương những người tỵ nạn.

Họ cho biết, một cuộc hồi hương tự nguyện, an toàn và được tôn trọng phải là giải pháp cho cuộc khủng hoảng.

Đại sứ Bangladesh tại Liên hiệp quốc là Shameem Ahsan cho biết, nước ông hiện theo đuổi các nỗ lực với Myanmar để tìm ra những gì mà ông gọi là một giải pháp bền vững.

Ông cho biết Bangladesh tiếp tục hết sức tự chế trước những vụ khiêu khích vô lý, luôn tái diễn và cũng cố ý nữa.

"Myanmar nên nhận thức rằng, không ai tin vào những chuyện tuyên truyền vô căn cứ và ác độc của họ, mà hãy nhắm vào việc bảo vệ người Rohingya như những di dân bất hợp pháp từ Bangladesh".

"Việc công khai từ chối những người sắc tộc Rohingya vẫn là một trở ngại lớn lao", Shameem Ahsan.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share