Liên Hiệp Quốc báo động dân tị nạn Hồi giáo Rohingya SOS

Myanmar's State Counsellor Aung San Suu Kyi

Myanmar's State Counsellor Aung San Suu Kyi Source: AAP

Con số người Hồi Giáo Rohingya liều chết chạy sang Bangladesh tránh bom đạn đã lên đến 4 trăm ngàn người. Vì sao bà Aung San Suu Kyi không lên tiếng khi bị những lời chỉ trích về khủng hoảng nhân đạo tại đây? Nhất là khi bà thông báo sẽ không tham dự một cuộc họp U-N sắp tới.


Cuộc thanh lọc  sắc tộc đối với người Hồi Giáo Rohingya?

Với số người Rohingya Hồi giáo chạy trốn khỏi Myanmar kể từ khi bạo động bùng phát tại đây đã lên đến gần 400.000 người, Liên hiệp quốc đã ban hành một lệnh báo động mới.

Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres  đã mô tả cuộc xung đột ở mức độ "thảm khốc" và nói về những báo cáo đau lòng  đối với thường dân vô tội, kêu gọi chính phủ Myanmar phải tuân hành luật pháp quốc tế.

Ông đã đồng ý với việc đánh giá tình hình của người đứng đầu cơ quan nhân quyền LHQ là ông Zeid Ra'ad al-Hussein.

Khi một phóng viên hỏi ông có tin rằng đây là một cuộc thanh lọc sắc tộc không?"
"Tôi sẽ trả lời câu hỏi với một câu hỏi khác. Khi một phần ba số người Rohingya phải chạy trốn, có thể tìm thấy một chữ nào chính xác hơn để mô tả không?"Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres
Một tuyên bố của Hội đồng Bảo an LHQ gồm 15 thành viên bày tỏ "mối quan ngại về các báo cáo về bạo lực quá mức", kêu gọi chấm dứt các cuộc đổ máu và bảo vệ thường dân.

Đại sứ U-N của Anh nói rằng đây là lần đầu tiên trong chín năm Hội đồng đã cùng đồng ý trên một tuyên bố về Myanmar.

Bà Aung San Suu Kyi, giữa hai lằn đạn.

Thủ lãnh Myanmar, người đoạt giải Nobel Aung San Suu Kyi, đã phải đối mặt với phản ứng dữ dội trong việc giải quyết tranh chấp sắc tộc này.

Tin tức cho hay chuyến đi sắp tới để tham dự Đại hội đồng Liên hợp quốc của bà bị hủy bỏ chỉ làm sâu sắc hơn mối bất bình của quốc tế.

Nhà phân tích chính trị Khin Zaw Win  nói đó là một hành động sai lầm.

Vì mọi người ta trông chờ bà có mặt.

Không đi giống như bà ấy đang cố gắng tránh những lời chỉ trích và cố gắng để tránh đối mặt với vấn đi.

Theo ông, tình hình ở Myanmar xấu, nhưng bằng cách cố tránh nó - hoặc , cố gắng tránh nó, chỉ làm mọi thứ tồi tệ hơn.

Giáo sư David Steinberg thuộc Đại học Georgetown là một người bạn thân quen của bà Suu Kyi.

Ông nói với BBC rằng sự thiếu tin tưởng giữa bà và quân đội nước này khiến bà rơi vào tình thế chính trị bấp bênh.

Ông tin rằng những lời chỉ trích của các nơi trên thế giới chỉ làm tăng áp lực cho người phụ nữ này.

Ông  nghĩ bà có quan điểm riêng khi đóng vai trò quan trọng trong xã hội, nhưng vai trò này đang bị lu mờ vì hành động không làm bất cứ điều gì, không tuyên bố đúng đắn không phải bà không quan tâm đến điều này.

 Bà phải đối phó với đa số dân Miến Điện - phần lớn là người Miến Điện - những người rất chống Hồi giáo và đặc biệt là chống người Rohingya, trong lúc đó bà phải cố gắng đóng một vai trò Ngoại giao đối với thế giới bên ngoài và đây là hai vai tró rất mâu thuẫn.

Chính phủ Myanmar nói rằng các lực lượng an ninh của họ đang nhắm mục tiêu vào các chiến binh Rohingya chịu trách nhiệm cho một loạt các cuộc tấn công, chứ không bắn giết thường dân như các nhà hoạt động Hồi giáo tố cáo.

Những người chạy sang Banladesh không được hồi hương.

Phát ngôn viên của Tổng thống Zaw Htay cho biết hơn 170 ngôi làng đã bị bỏ hoang, và dân chúng đã phải chạy trốn khỏi 34 làng khác.

Ông cũng nói rằng không phải tất cả những người bỏ trốn sẽ được phép trở lại làng mạc xưa.

Nhiều người ở Myanmar nhấn mạnh người Rohingya là loại di dân bất hợp pháp từ Bangladesh, và gọi họ là "Bengalis".

Mặc dù một số người Rohingyas có quan hệ huyết thống dòng dõi của họ đã cư ngụ tại Myanmar vài thế hệ.

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


 


Share