Hàng trăm người biểu tình tại Melbourne phản đối việc nhà cầm quyền địa phương ngược đãi các phần tử thiểu số Hồi giáo tại Myanmar với 3 ngàn người đã bị giết trong năm rồi.
Được biết chính phủ liên bang Úc đã đáp ứng việc nầy bằng cách gởi các trợ giúp nhân đạo trị giá 5 triệu đô la.
Trong lúc tình thế ngày càng tuyệt vọng hơn cho những người mất hết nhà cửa, đa số thuộc sắc tộc thiểu số Hồi giáo Rohingya sống ở phía tây Myanmar, thì cộng đồng người Rohingya tại Úc và các ủng hộ viên đã tụ tập lại và lên tiếng kêu gọi phải có hành động.
Họ kêu to các khẫu hiệu như " Chúng tôi muốn có công lý ngay bây giờ, chúng tôi muốn hoà bình ngay bây giờ. Hãy chấm dứt việc sát hại con trẻ chúng tôi, giết chết cha mẹ chúng tôi".
Tuyên bố tại một đám đông tụ tập ở Melbourne, lãnh đạo đảng Xanh là Bác sĩ Richard Di Natale, mô tả tình trạng tại Myanmar là một cuộc khủng hoảng nhân đạo, diễn ra trong khu vực của chúng ta.
"Điều rất quan trọng là chính phủ Úc hãy lên án chính phủ Myanmar bằng các ngôn từ mạnh mẽ nhất cũng như đòi hỏi chính phủ nầy phải có một giải pháp ngoại giao nhằm chấm dứt việc sát hại, và nước Úc giữ vai trò của mình trong việc định cư người tỵ nạn Rohinyga tại Úc. Chúng ta từng chứng tỏ vai trò lãnh đạo tại Syria, nay là lúc chính phủ Úc cho thấy vai trò lãnh đạo tại đây".
Chính phủ Úc đã đáp ứng, bằng việc loan báo cung cấp trợ giúp nhân đạo trị giá 5 triệu đô la, thế nhưng những người biểu tình muốn cộng đồng quốc tế, phải có hành động cứng rắn hơn nữa.
Ông Habib Rahman thuộc Cộng đồng người Miến Rohingya tại Úc, tin tưởng các thân nhân của họ bị kẹt trong những vụ bạo động mới nhất tại đó và mô tả số phận của họ.
"Họ chỉ liều mạng chạy để giành lấy mạng sống và không biết sẽ đến đâu. Họ không thể trốn thoát bằng đường bộ, cũng như cũng không thoát được bằng đường biển mà bị thanh tẩy sắc tộc từng bước một".
"Nhà cầm quyền phá hủy mọi di sản, mọi bản sắc của chúng tôi, phá sập các đền đài lịch sử và ngăn cản chúng tôi được chính sách y tế, trẻ em đến trường và được pân phát thực phẩm".
"Mọi người bị cắt đứt các trợ giúp và những đồ tiếp liệu. Họ hiện đẩy chúng tôi vào các trại tập trung", Habib Rahman.
"Họ biết những gì xảy ra tại tiểu bang Rakhine và hiểu rằng chính phủ Myanmar chịu trách nhiệm trong vụ nầy. Họ biết bởi vì nước Úc là một phần trong các tội phạm do chính phủ Myanmar chống lại người dân Rohingya", Ian Rintoul.
Ông Habib cho biết cộng đồng cảm thấy bị phản bội, trước vị lãnh đạo Myanmar trong thực tế là bà Aung san suu Chi, vốn bác bỏ các tin tức về những thảm kịch do quân đội nước nầy gây ra và đổ lỗi cho các phần tử phiến quân nổi loạn.
Thế nhưng ông Habib cáo buộc, chính phủ Myanmar đã đưa ra các tin tức sai lạc.
"Vấn đề hiện nay là chúng tôi không thể tha thứ cho bà ta vì bà về phe với quân đội trong cố vấn che giấu các tội phạm".
"Trên trang mạng của chính phủ, họ đưa ra các thông tin trái ngược, như các vụ hãm hiếp và các tội ác giả tạo cũng như những vụ giết người không có".
"Những chuyện như vậy khiến bà trở thành một nhân vật bù nhìn đứng về phía chính phủ và quân đội, cũng như tranh đấu cho Phật giáo trong cộng đồng tại đất nước nầy",Habib Rahman.
Ân xá quốc tế kêu gọi các chính phủ trên khắp thế giới, trong đó có nước Úc, hãy ngưng việc huấn luyện quân sự cho quân đội Myanmar, cũng như cung cấp vũ khí cho họ.
Hãng tin Fairfax cho biết Úc, đồng ý tăng cường quan hệ với quân đội Myanmar, được biết dưới tên là Tatmadaw, trong các cuộc họp giữa hai nước hồi tháng 3 vừa qua.
Nước Úc hứa hẹn sẽ viện trợ 66 triệu đô la cho Myanmar, trong năm tài chính nầy.
Quân đội Úc hiện huấn luyện cho quân đội Myanmar trong sứ mạng gìn giữ hoà bình và những trợ giúp nhân đạo, cứu trợ thiên tai và luật lệ quốc tế.
Hải quân Úc cũng thường xuyên viếng thăm các hải cảng của Myanmar.
Nhà tranh đấu cho người tỵ nạn là ông Ian Rintoul, tuyên bố trước một đám đông tụ tập tại Sydney trong tuần nầy là, chính phủ Úc phải có lập trường chống lại điều mà ông gọi là, một sự khủng bố của nhà nước Myanmar.
"Một lần nữa chúng tôi tìm thấy rằng chính phủ Úc quả thật câm lặng và không có lời bào chữa cho chuyện nầy".
"Họ biết những gì xảy ra tại tiểu bang Rakhine và hiểu rằng chính phủ Myanmar chịu trách nhiệm trong vụ nầy. Họ biết bởi vì nước Úc là một phần trong các tội phạm do chính phủ Myanmar chống lại người dân Rohingya", Ian Rintoul.
Về phần mình, Ngoại trưởng Úc Julie Bishop cho biết nước Úc quan ngại sâu xa về tình trạng bạo động leo thang tại Rakhine và thúc giục mọi bên hãy tìm cách tự chế, cũng như tôn trọng nhân quyền.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại