Kể từ khi bạo lực nổ ra tại Myanmar, đất nước có đa số theo Phật giáo, vào tháng trước, khoảng 300,000 người Hồi giáo Rohingya đã phải trốn chạy vượt sông Naf để đến Bangladesh.
Nhưng theo lời Uỷ viên về Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, ông Zeid Ra’ad Al Hussein, thì tình hình ở thời điểm này đã trở nên cực kỳ nghiêm trọng.
“Hồi năm ngoái, tôi đã cảnh báo rằng, hình thức vi phạm nhân quyền một cách tàn bạo đối với người Rohingya đã cho thấy sự tấn công rộng khắp và có hệ thống đối với cộng đồng nhỏ bé này, và nó sẽ cấu thành tội ác chống lại nhân loại, nếu được củng cố bởi tòa án. Do chính phủ Myanmar đã không cho phép các nhà điều tra nhân quyền được đến đây, nên tình hình hiện nay vẫn chưa được đánh giá đầy đủ, nhưng tôi có thể nói rằng, đây một ví dụ rõ ràng của nạn diệt chủng.”
"Chúng tôi đang cùng Chính phủ tìm thêm đất để xây dựng các khu ở lánh nạn. Hiện tại ở bên ngoài 2 trại tị nạn còn rất nhiều người đang phải sống trong lều rất tạm bợ được dựng vội dọc bên đường," Vivian Tan.
Vivian Tan là một viên chức thuộc Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn hiện đang ở Bangladesh, bà cho hay:
“Những người tị nạn hiện đang rất yếu, chủ yếu là trẻ em, phụ nữ và người già. Rất nhiều người cho hay họ đã phải đi bộ ròng rã nhiều ngày để đến được Bangladesh. Nhà cửa của họ ở Myanmar đã bị đốt nên họ phải bỏ trốn. Nhiều người khác thì phải bỏ trốn qua đường núi, phải ẩn nấp trong rừng. Có người cho biết họ phải mất 9 ngày để đến được Bangladesh.”
Những người tị nạn đang ở tạm trong những khu lều trong và xung quanh thành phố Cox’s Bazar của Bangladesh, gần biên giới với Myanmar.
Các tổ chức cứu trợ cho hay họ đang phải rất vất vả để xử lý với cuộc khủng hoảng nhân đạo đang leo thang này.
Bà Vivian Tan nói các tổ chức cứu trợ đang phối hợp với các nhà chức trách để cung cấp những trợ giúp cơ bản cho cuộc sống.
“Công tác cứu trợ hiện tại vẫn chưa hoàn chỉnh. Chúng tôi đang cùng Chính phủ tìm thêm đất để xây dựng các khu ở lánh nạn. Hiện tại ở bên ngoài 2 trại tị nạn còn rất nhiều người đang phải sống trong lều rất tạm bợ được dựng vội dọc bên đường.”
Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn đã thực hiện một chiến dịch gây quỹ toàn cầu, thu được gần 7.5 triệu đô la Úc cho công tác cứu trợ.
Vào tháng trước, quân đội đã thực hiện đợt tấn công đáp trả lại những cuộc nổi dậy của Quân đội Cứu rỗi Arakan người Rohingya (gọi tắt là ARSA) nhằm vào các trụ sở cảnh sát và doanh trại quân đội.
"Tôi thực sự cảm thấy ghê sợ với những phúc trình cho biết các nhà chức trách Myanmar giờ đã bắt đầu cho đặt mìn dọc theo biên giới Bangladesh," Zeid Ra’ad Al Hussein.
Quân đội Myanmar thì cho rằng họ đang thực hiện một chiến dịch hợp pháp chống lại quân ‘khủng bố’, những người họ cho rằng đã đứng sau các vụ tấn công nhằm vào cảnh sát và đốt phá nhà cửa gây nên cái chết của thường dân.
Ông Zeid Ra’ad Al Hussein phát biểu tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Geneva, cho rằng đây là sự đáp trả không tương thích, bất chấp những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.
“Chúng tôi đã nhận được rất nhiều báo cáo và hình ảnh vệ tinh cho thấy các lực lượng bảo an và quân đội địa phương đốt các ngôi làng Rohingya và rất nhiều vụ giết người phi pháp, như nã súng vào thường dân đang chạy trốn. Tôi thực sự cảm thấy ghê sợ với những phúc trình cho biết các nhà chức trách Myanmar giờ đã bắt đầu cho đặt mìn dọc theo biên giới Bangladesh.”
Lãnh tụ Myanmar, Aung San Suu Kyi, hiện đang chịu nhiều áp lực quốc tế phải ngăn chặn bạo lực.
Phía chỉ trính cho rằng bà Suu Kyi, người giành giải Nobel Hòa bình vì chiến thắng dân chủ, đã im lặng khi người Rohingya bị ngược đãi.
Uỷ ban Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc đang thúc giục các nhà chức trách Myanmar cho phép họ được tự do ra vào quốc gia này.
“Chúng tôi kêu gọi Chính phủ chấm dứt các hoạt động quân sự tàn bạo và chịu trách nhiệm về toàn bộ những vi phạm đã xảy ra, đồng thời chấm dứt sự kỳ thị rộng khắp và sâu sắc đối với người Rohingya.”
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại