Ông Clim Pacheco sinh ra tại Uganda ở Phi châu đã vui mừng trước sự thành công trong đời sống của một giám đốc doanh nghiệp, khi điều hành hệ thống giới thiệu của Victoria và cũng trông coi việc quản trị và lãnh đạo tại một trường TAFE tại đông nam Melbourne.
Thế nhưng khi đến 60 tuổi, một cuộc chuyện trò trong buổi tiệc đã khiến ông lún sâu vào một lãnh vực chưa hề biết đến.
“Tối hôm đó, một trong những người cố vấn cho tôi biết ‘Sao anh vẫn làm công việc cũ à?’
"Tối hôm đó tôi không ngủ được, tôi quyết định phải đổi nghề và qua một đêm, tôi đã từ chức và làm công việc nầy”, Clim Pacheco.
Sau khi từ chức vào ngày hôm sau, chẳng bao lâu ông thiết lập doanh nghiệp có tên là Business Tranformation Solutions, tạm dịch là Các Giải pháp Biến Đổi Doanh nghiệp, nhằm cung cấp các dịch vụ cố vấn cho các tổ chức xã hội và cộng đồng, với các kỷ năng về quản trị mà ông đạt được trong cả cuộc đời.
“Nỗi lo lắng luôn ám ảnh, luôn lo ngại về việc thay đổi luôn có sẵn trong đầu, thế nhưng tính chất phù hợp của công việc đã khiến tôi có thể làm chuyện đó, do tôi được sự hỗ trợ của mọi người trong nghề, từ tài chính cho đến tiếp thị, rồi ban quản trị cho đến các nhà lãnh đạo".
"Vì vậy tại sao tôi không thể tự mình làm được hay sao? Một khi tôi vượt qua trở ngại cá nhân, tôi nói ngay với chính mình ‘Tôi sẽ làm chuyện nầy’, Clim Pacheco.
Theo cuộc nghiên cứu của giáo sư chuyên về Doanh nghiệp thuộc đại học La Trobe là ông Alex Maritz, thì những người sinh ra sau Thế chiến thứ hai tuổi từ 50 đến 65 là những doanh nghiệp phát triển nhanh chóng tại nước Úc, họ bao gồm một phần ba các doanh nghiệp mới phát triển nhanh nhất tại nước Úc.
“Họ có khả năng khởi nghiệp hơn những người trẻ. Phần lớn họ có nhiều khả năng do những chuyện mà tôi gọi là ‘trường đại học trong cuộc sống’.
"Họ có nhiều quen biết, thường dễ dàng trong vấn đề tài chính vay mượn, hệ thống làm việc tốt đẹp và tài năng tổng quát trong suốt cuộc đời của họ".
"Các doanh nhân cao cấp thường rất hữu hiệu hơn những người trẻ trong vấn đề lương bổng”, Alex Maritz.
Trong số 10 người trả lời cuộc khảo sát, do Viện Nhân Lực Úc châu và Ủy hội Nhân quyền tổ chức hồi năm 2018, thì có gần 3 người cho biết, tổ chức của họ do dự thuê mướn một số người quá một hạn tuổi nào đó, có 2 phần 3 cho rằng tuổi bị loại là 50.
Ông Clim Pacheco cho biết, tuổi tác không may là một câu chuyện khá quen thuộc với những bậc tiền bối của ông.
“Tôi nhận thấy rằng nhiều bạn bè của tôi phần lớn sau khi đã qua tuổi 40, họ đã tái cơ cấu lại vì thất nghiệp do vấn đề kỹ thuật".
"Một khi chuyện đó xảy ra, họ tìm kiếm công việc tàn thời, thế nhưng chẳng kiếm được một công việc như vậy, rồi quay sang kiếm việc bán thời cũng chẳng có, rồi họ lâm vào tình trạng khủng hoảng”, Clim Pacheco.
Còn bà Bambi Price vốn khởi nghiệp một doanh nghiệp về tin học vào tuổi 50, đã thiết lập một nhóm có tên là ‘Doanh nghiệp của Người Cao Tuổi’ 6 năm trước.
Nay nó có hơn 3 ngàn thành viên tại Sydney, Melbourne và Adelaide.
Bà cho biết nhiều người sinh ra sau Thế chiến thứ hai đã khởi nghiệp tự mình do nhu cầu, khi họ đối diện với sự loại dần trong thị trường nhân dụng.
“Mọi người đang bị loại dần ra trong thị trường nhân dụng khi họ đạt 45 tuổi, tôi chẳng hiểu tại sao?
"Tôi muốn nói là tôi biết thêm thông tin ngày nay hơn là trước đây khi tôi ở tuổi 20 hay 30".
"Vì vậy tại sao chúng ta không lợi dụng chuyện đó? Tại sao quí vị không lấy đi các dữ kiện về tuổi tác ra khỏi đó?”, Bambi Price.
Theo cuộc nghiên cứu của tổ chức có tên là ‘Nghiên cứu Toàn diện về sự Xuất hiện của Các Doanh nghiệp Úc’, thì tuổi trung bình của doanh nghiệp Úc là 45, trong khi tuổi trung bình của các doanh nghiệp lớn tuổi là 57.
Giáo sư Martiz cho rằng các môi trường xã hội đặc biệt thăng tiến mạnh mẽ, trong số các doanh nhân cao tuổi.
“Chuyện đó thông thường từ một quan điểm về kinh tế và xã hội".
"Về kinh tế là tăng thêm lợi tức, còn xã hội là thêm khía cạnh tâm lý cho chuyện lão hóa nhưng vẫn năng động, rồi sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống và cách thức đó rất quan trọng hướng về việc, làm thế nào họ có thể tài trợ cho khởi nghiệp”, Alex Maritz.
Còn ông Pacheco cho biết, việc khởi nghiệp trong công việc cuả chính ông là hành động về nghề nghiệp tốt đẹp nhất, mà ông chưa từng thực hiện.
Nay ông sắp xếp tuần lễ của ông theo những gì ông gọi là công thức 3+1+1=10 cho trọn cuộc đời ông.
"Tôi đã chấp nhận rủi ro và đẩy mạnh chuyện đó và may mắn đến với tôi vì tôi dám chấp nhận rủi ro”, Clim Pacheco.
Ba trong những ngày cuả ông dành cho việc làm kiếm lợi tức, một ngày để học hỏi và một ngày khác dành cho cãc công việc cộng đồng.
“Tôi học được rằng trong đời, cho đi là quan trọng hơn là nhận được".
"Trong trường hợp của tôi, tôi là người sinh ra sau Thế chiến thứ hai, khi quyết định khởi nghiệp vào tuổi 60 là quá trễ".
"Tôi thấy giới trẻ làm những gì, mà tôi đang tìm cách làm vào tuổi 20”, Clim Pacheco.
Còn giáo sư Maritz cho biết, các bằng chứng cho thấy các doanh nhân già dặn có khả năng khởi nghiệp nhiều hơn những người trẻ.
Một các khá lý thú là, trong khi một người trẻ làm việc trung bình 23 giờ mỗi tuần, kiếm được khoảng 115 ngàn đô la mỗi nam, thì những người cao tuổi chỉ làm khoảng 18 tiếng rưỡi một tuần, kiếm được khoảng 264 ngàn đô mỗi năm.
Các doanh nghiệp cao tuổi cũng tham gia vào những gì mà giáo sư Maritz gọi là ‘xí nghiệp lai.
“Nay một ‘xí nghiệp lai’ là khi người ta có công việc làm toàn thời và họ cũng hoạt động về doanh nghiệp ở một mặt khác".
"Họ dính líu vào những dự án yêu thích, đó không phải là một lãnh vực như công việc toàn thời của họ”, Alex Maritz.
Trong khi đó, bà Price nhận xét rằng di dân có khuynh hướng được lợi thế hơn những doanh nhân sinh ra tại Úc.
“Họ đã di chuyển từ một nơi nào khác, họ đã thấy được một số việc đã làm đã làm tại quê nhà và vì vậy quí vị biết được những gì?
"Ngay cả nó không được đề ra ở đây, hay đó một một đường lối khác biệt của một số vấn đề nữa”, Bambi Price.
Sau khi điều hành vô số các khóa giáo dục về doanh nghiệp, giáo sư Maritz kết luận rằng không phải ai cũng sinh ra để trở thành doanh nhân cả.
“Thách thức lớn nhất là không dạy người ta về công việc, không dạy người khác về thị trường, mà là cách phục vụ và làm thế nào để phát triển các kế hoạch, đề ra những suy nghĩ, hướng dẫn việc khởi đầu, đại loại là những chuyện như vậy".
"Thách thức lớn nhất là tạo cho những người nầy sự hướng nghiệp về công việc".
"Những chuyện như là sáng tạo, đường lối phát minh, chấp nhận rủi ro, chủ động".
"Đó là những suy nghĩ có thể so sánh với tâm lý được nhận việc làm trong những năm trước đó, quả là một thử thách thực sự”, David Maritz.
Một trở ngại quan trọng xuất hiện, khi các doanh nhân cao tuổi đối diện với sự thiếu hỗ trợ.
“Đặc biệt, nếu họ từ lãnh vực doanh nghiệp đi ra, hay từ một nhóm những người không tự mình làm chủ, vì vậy khi họ làm điều gì, họ có thể có một ý kiến trong buổi họp và nói ‘Được rôi để tôi làm việc nầy và rồi họ tìm thấy công việc của mình, tôi phải làm chuyện đó”.
Còn ông Pacheco nói rằng, các hội đồng địa phương cung cấp nhiều thông tin khi ông tìm kiến đường lối trong thế giới khởi nghiệp.
“Họ làm nhiều công việc trong tiểu thương và doanh nghiệp, vốn là một việc làm tốt đẹp nhất mà tôi đã thực hiện, vì vậy đó là sự hỗ trợ mà quí vị nhận được khi muốn chuyển sang những lãnh vực rủi ro nầy mà quí vị không thực sự đánh giá thấp”.
Nay ông thức dậy mỗi sáng, với một viễn tượng mới cho cuộc sống.
“Lần đầu tiên tôi không chịu trách nhiệm cho bất cứ ai hay cùng lúc, chẳng ai chịu trách nhiệm về tôi cả".
"Nay tôi thức dậy vào buổi sáng và tự nhủ ‘Tôi quả thật may mắn’.
"Tôi đã chấp nhận rủi ro và đẩy mạnh chuyện đó và may mắn đến với tôi vì tôi dám chấp nhận rủi ro”, Clim Pacheco.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại