Viva: Nhận biết những dấu hiệu của cơn trụy tim

Heart Disease

About 100,000 Australians experienced a heart attack or stroke in 2017. (AAP) Source: Getty Images

Bạn biết gì về quả tim của mình, nó dập như thế nào và nó có khỏe mạnh không? Những câu hỏi này sẽ giúp bạn có câu trả lời thích đáng về sức khỏe tim mạch của mình một căn bệnh là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Úc. Một cuộc khảo sát năm 2017 do Heart Foundation thực hiện cho thấy một phần ba người Úc không biết về các dấu hiệu điển hình của cơn đau tim. Vì vậy đặt câu hỏi về quả tim mình và nhịp đập của nó là một điều hữu ích cho mình.


Các cơn đau tim là do nhiều yếu tố tích lũy trong suốt cuộc đời của bạn và nó chỉ nổ ra khi bạn bước qua ngưỡng của tuổi 45.

Gần một phần mười người Úc từ 30 đến 65 tuổi đã được bác sĩ nói rằng họ có nguy cơ cao về một cơn trụy tim trong năm năm tới.

Giám đốc hỗ trợ và chăm sóc của Heart Foundation, Rachelelle Foreman nói rằng một nửa dân số không biết phải làm gì khi bị một cơn đau tim.

“Hầu hết mọi người không biết rằng quả tim của họ thực ra là một bộ máy hoạt động bằng cơ bắp giúp bơm máu đi khắp cơ thể. Và giống như bất kỳ cơ bắp nào khác trong cơ thể, nó cần có nguồn cung cấp máu riêng cho nó, và nó có các động mạch riêng để cung cấp oxy cũng như chất dinh dưỡng cho mình. Vì vậy, cơn đau tim xảy ra khi những động mạch cung cấp oxy cho tim bị tắc nghẽn, và theo thời gian của tuổi tác, sự tắc nghẽn này cứ tăng lên, giống như hệ thống ống nước mà chúng ta thấy, đến một lúc thì một hoặc nhiều động mạch dẫn máu đến tim bị tắc nghẽn thì tim bị đột quỵ."

Các yếu tố di truyền và thói quen như hút thuốc, thiếu tập thể dục và chế độ ăn uống không lành mạnh làm tăng khả năng bị đau tim.

Foreman đề nghị mỗi người nên biết về bệnh sử của gia đình mình để giúp sớm nhận ra các dấu hiệu cảnh báo.

"Cần phải có hiểu biết về bệnh sử của gia đình, đặc biết là đã có ai trong gia đình bị vấn đề tim mạch khi tuổi còn trẻ. Cần phải tìm hiều xem trong gia đình có ai bị mỡ trong máu hay tiểu đường không, nếu có thì có nghĩa là bạn có nhiều nguy cơ tương tự. Và để giảm thiểu những nguy cơ này bạn nên đến gặp bác sĩ gia đình của bạn, kiểm tra sức khỏe tim mạch, đo lượng đường trong máu, đo huyết áp, kiểm tra cholesterol và xem xét mức đô nguy cơ của bạn ở mức nào và bạn cần làm gì.”

Dữ liệu gần đây của Cơ quan Thống kê Úc Australian Bureau of Statistics cho thấy khoảng 21 người Úc chết vì đau tim mỗi ngày.
Chuyên gia về khoa học lâm sàng Shoukat Khan đã hỗ trợ cho tổ chức Heart Support Australia thành lập một Chương trình quốc gia giáo dục mọi người về cách phòng ngừa và phục hồi sau từ các bệnh tim mạch.

“Hầu hết các cơn đau tim bao gồm cảm giác khó chịu ở giữa ngực, những cảm giác này kéo dài hơn một vài phút rồi biến mất, và sau đó chúng lại tái diễn trở lại. Cảm giác khó chịu này có thể là cảm thấy như tức ngực, nặng ngực, thấy khó chịu hoặc thấy ngực bị đầy ứ hoặc bị đau. Hoặc họ có cảm giác khó chịu ở các phần khác ở phần trên cơ thể hay ở một bên tay hoặc ở cả hai cánh tay, ở lưng hay thậm chí ở cổ, hoặc trong dạ dày. Các dấu hiệu khó chịu ở ngực, hay toát mồ hôi lạnh hoặc cảm buồn nôn hoặc đau đầu nhẹ không nhất thiết xảy ra cùng lúc với với việc cảm thấy khó thở."

Trong khi hầu hết phụ nữ nhận thức được sự nguy hiểm của ung thư vú, các nghiên cứu của Tổ chức Tim mạch cho thấy số phụ nữ chết v ì bệnh tim cao gần gấp ba lần so với ung thư vú.

Chuyên gia về khoa học lâm sàng Khan cũng cho biết các dấu hiệu đau tim thầm lặng như mệt mỏi thường bị phụ nữ bỏ qua.

“Khi một người phụ nữ đột nhiên mệt mỏi hay kiệt sức sau buổi tập thể dục thông thường không lấy  gì làm gắng sức nhưng lại cảm thấy rât mệt mỏi hoặc nặng ngực. Hoặc có khi họ bị mệt bởi những hoạt động đơn giản như làm giường, đi bộ, đi tắm hay như mua sắm là thú vui của nhiều người thì nay họ cảm thấy bị mệt quá mức khi đi mua sắm. Tất cả là những dấu hiệu đó cần chú ý, ngay cả việc như đột nhiên họ bị rối loạn giấc ngủ cũng vậy."

Các triệu chứng có thể kéo dài từ vài phút đến vài tháng.

Foreman khuyên bạn nên gọi ba số không nếu bạn phát hiện các dấu hiệu cảnh báo.

“Rất nhiều người bỏ qua các triệu chứng đó trong một thời gian dài. Trên thực tế, nếu mọi người đang có bị một cơn đau tim tấn công thì điều cần nhất làtử vong vì đau tim cũng như khả năng cao bị di chứng nặng sau đó. Bởi lẽ dù được cứu sông nhưng nhiều cơ tim đã bị chết do hậu quả của cơn trụy tim."

Khan giải thích rằng nguy cơ bị cao bị trụy tim lần nữa đối với những người đã bị một cơn đau tim trước đó.

“Có một số người có thể có một cuộc sống bình thường sau khi tập luyện điều trị hồi phục, nhưng nếu việc điều trị phục hồi không được tốt và vì một lý do nào đó mà họ không được chăm sóc tốt và thuốc không được sử dụng như hướng dẫn thì có nhiều khả năng họ có thể bị một một cơn đau tim khác tấn công và có thể dẫn đến tử vong trong thời gian từ sáu tháng hoặc một năm sau lần bị đau tim đầu tiên."

Foreman nói rằng sức khỏe tâm thần cũng nên được chú ý cho bệnh nhân hồi phục sau cơn đau tim.

“Thực tế, có một số vấn đề về tâm lý đối với một số người, như bạn cũng biết chỉ mới trước đây thôi họ cảm thấy mình khỏe mạnh sởn sởn, khôgn gì đánh bại họ đượcm họ cảm thấy mình có thể làm đucợ mọi thứ thế mà bây giờ, chỉ sau một cơn trụy tim họ trở thành phụ thuộc vào người khác, điều này thực sự ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe tâm thần của họvà nhất là nếu họ phải chịu đựng tình cảnh bệnh hoạn này kéo dài hay suốt đời ."

Heart Support Australia điều hành các Chương trình Tim mạch Khỏe mạnh miễn phí trên khắp nước Úc cho những người sống sót sau khi bị một cơn trụy tim mạch.

Shoukat Khan tin rằng hỗ trợ từ những người là bệnh nhân tim với nhau và thảo luận nhóm là một phần quan trọng của quá trình phục hồi.

“Từ nhóm này họ có thêm tự tin hơn vào những gì họ đã trải qua, về cách họ được điều trị, về một số loại thuốc họ đã sử dụng cùng một số thói quen mà họ được khuyên cần phải thay đổi. Điều này thực sự có ích trong một môi trường nhóm, nơi những người có cùng một vấn đề tương tự. Trong nhóm, họ có thể tự tin chia sẻ về những cách họ đang làm, tác động của nó lên chính sức khỏe họ như thế nào sau khi bị cơn trụy tim tấn công. Những sinh hoạt nhóm như vậy từ những người cùng hoàn cảnh mang lại cho họ sự tự tin rằng họ không đơn độc trong việc này."

Nghiên cứu cho thấy những người có nguồn gốc châu Á, Maori, châu Phi, Thổ dân và dân đảo Torres Strait có xu hướng di truyền về bệnh tim mạch.

Các nghiên cứu của Viện Y tế và Phúc lợi Úc cho thấy, năm 2017, các ca bệnh tim mạch chiếm 13% số ca tử vong ở nam giới Úc, trong khi đó ở nữ giới là 1/10.

Rachelle Foreman đề nghị thực hiện các hành động tích cực để giảm nguy cơ đau tim.

“Mọi người đều có thể cải thiện lối sống theo một cách nào đó. Một việc nhỏ mỗi ngày cũng sẽ giúp cải thiện sức khỏe và chât lượng sống của bạn. Vì vậy, bạn không cần phải hoàn hảo nhưng chỉ cần nghĩ về những vấn đề thiết thực mà bạn có thể làm để ạo nên sự thay đổi trong ngày hôm nay để giúp bạn khỏe mạnh hơn."

Để biết thêm chi tiết về bệnh tim mạch mời quý vị vào website của Heart Foundation và Heart Support Australia.

Hoặc có thể gọi số 13 14 50 có thông dịch viên hỗ trở để được giải đáp thắc mắc.

Và gọi 000 kêu cấp cứu nếu có người bị tim mạch.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share