Quỹ ký thác thường được xem như là một cách tránh thuế của một số ít người giàu.
Tuy nhiên theo như những thông số gần đây của Cơ quan Thuế Vụ Úc Australian Taxation Office phần lớn trong số 900 ngàn hay hơn những quỹ ký thác như vậy là quỹ ký thác gia đình có số tiền dưới 2 triệu dollars.
Liam Shorte, một chuyên gia về quỹ hưu trí tự quản lý tại Verante Financial Planning - công ty Kế Hoạch Tài chánh Verante có trụ sở ở Sydney giải thích.
"Quỹ ký thác là một cái quỹ mà bạn có thể bỏ tiền vào đó, và không chỉ bạn mà các thành viên gia đình hay ai đó cũng có thể bỏ tiền vào lúc này hay lúc khác để sinh lãi. Có nghĩa là cái quỹ ký thác dành cho nhiều người trong gia đình có thể bỏ tiền vào dưới tên của họ hơn là chỉ một mình bạn dưới cái tên bạn và có lợi nhuận cũng chỉ riêng dưới tên bạn. Như vậy với nhiều người khi mà tìm kiếm một cái quỹ chung tin cậy trong vòng những người thân thích thì có ý kiến hay nhất là họ đặt tài sản của mình vào một quỹ ký thác và dùng nó để cho tiền cho con cái hay cháu chắt hay những thành viên trong gia đình.”
Với những người di dân thì họ thường có thói quen để dành tiền dưỡng già phòng khi đau yếu bệnh hoạn. Và cái khoản tiền này ít khi sử dụng đến đã có một khoản thì quỹ ký thác là nơi có thể nghĩ tới để từ đó dùng phân chia cho người trong gia đình.
"Nếu họ có tiền dư thì có thể bỏ vào quỹ ký thác. Họ cũng có thể đầu tư vào bât động sản, cổ phiếu hay bất kỳ thứ tài sản sinh lợi nào và mỗi năm thu nhập từ quỹ tín thác có thể được quyết định để ch ia cho ai trong số những người được hưởng lợi từ quỹ. Cái hay đó là họ vẫn có thể kiểm soát quỹ. Họ có toàn quyền để quyết đinh sẽ sử dụng tiền lãi hay tiền quỹ như thế nào và mỗi năm ai trong số những người hưởng lợi từ quỹ sẽ được nhận bao nhiêu trong số phần chia .”
Khách hàng của Shorte thường là các bậc cao niên những người muốn giúp chút đỉnh tiền cho các cháu học hành.
"Ví dụ như bạn có một người cháu 18 tuổi và sắp vào đại học. Bạn có thể dành ra một khoản tiền 30 ngàn từ thu nhập để cho cháu để chi trả các phí tổn học hành và nó bị tính thuế như là thu nhập cá nhân dưới tên của chúng dưới mức thuế thấp hơn. Trong khi nếu ông bà hay như khách hàng của tôi là làm thợ sơn, tức là họ có nghề nghiệp. Mức thuế tính cho thu nhập vượt trội của họ thường khá cao, vì vậy cách tốt nhất là đưa những thu nhập từ đầu tư vào cho tụi nhỏ mới lớn để chúng được hưởng lợi từ thuế nhiều hơn."
Và nếu vậy thì làm sao mà có tiền để thành lập một quỹ tín thác?
Shorte nhận thấy phải có một khoản ít nhất triệu là dollars thì quỹ mới có sinh lợi.
Trong khi ở David Garry từ ABN Australia có trụ sở ở Nam Úc đã đăng ký quỹ tín thác 40 năm nay và có tiền quỹ ít hơn nhiều chỉ 200 ngàn dollars.
"Anh cần phải nhớ là thành lập một quỹ ký thác hay quỹ nào đó cũng phải tính đến chi phí đi cùng với nó. Nếu anh có một quỹ ký thác độc lập và để cho kế toán hay luật sư coi sóc hay một giao cho một public trustee - cơ quan giám sát ký coi sóc thì cũng phải có những khoản phí cho việc quản lý điều hành. Vì vậy bạn cần phải bảo đảm rằng bạn không thành lập một cái quỹ và bỏ hàng trăm ngàn dollars để rồi sau đó nó bị ăn mòn bởi tiền quản lý."
Một quỹ ký thác thông thường có thể kéo dài đến 80 năm tại hầu hết các tiểu bang Úc ngoại trừ Nam Úc.
"Phần lớn thời gian chúng được thành lập bởi một người người đó gọi là ‘settlor’ tạm gọi là người mở quỹ và thường chỉ cần 10 dollars để mở tài khoản như là một món quà từ một người không liên quan gì đến những người sẽ nhận được lợi từ quỹ trong hiện tại hay tương lai. Văn bản thành lập này là chứng từ để từ đó chọn một người appointor người coi sóc quỹ, người này sẽ nói cho biết tên những người sẽ thụ hưởng quỹ. Thông thường người thụ hưởng là con cháu của người người trực tiếp liên quan tới lợi nhuận của quỹ."
Việc chọn người tin cậy hay nơi tin cậy để tín thác quản lý coi sóc quỹ thì Liam Shorte cũng cho biết một trong những vị trí quan trọng của quỹ tín thác cũng cần quan tâm đó là người chỉ định ‘appointor’.
"Đó là người chỉ định người coi sóc quỹ, người này có thể thuê ai đó làm hay sa thải nếu thấy làm không tốt, đó là người ra quyết định ai sẽ là người kiểm soát quỹ vì vậy rất quan trọng để có được người đãm nhận vị trí ‘appointor’ Người chỉ định đúng đắn để bảo đãm rằng quyền hành được giao đúng trong suốt chiều dài thời gian cuộc đời của bạn vì đó cũng là thời gian của quỹ."
Thông tin trong cuộc khảo sát mới đây nhất cho thấy 1/3 chủ doanh nghiệp Úc là sinh ở nước ngoài. Và nếu bạn là một trong số đó thì David Garry khuyên bạn nên nghĩ tới việc thành lập một quỹ tín thác cho gia đình.
"Họ nên nhanh chóng tìm lời khuyên trong việc làm cách nào để bảo vệ tài sản doanh nghiệp tốt nhất tách rời khỏi ngôi nhà của gia đình và cho phép họ có một sự p hân bổ thu nhập hợp lý lên các thành viên trong gia đình để có mức thuế hợp lý ."
David Garry giải thích cách quỹ discretionary trusts hiểu nôm na như work for family businesses.
“Chẳng hạn như bạn đang định thành lập một doanh nghiệp và bạn tới nhà băng để mượn tiền, một trăm ngàn dollars chẳng hạn. Đổi lại họ sẽ cần bạn đưa giấy tờ nhà ra làm vật thế chấp. Và bạn dùng 100 ngàn đó đưa vào một cái tài khoản hay một cái quỹ món tiền mượn để bắt đầu một doanh nghiệp. Cái quỹ tín dụng đó sẽ trở thành cái quỹ tài chánh của doanh nghiệp và bạn sẽ đưa vào đó tât cả khoản thu chi cho đến cuối năm thì nhập vào các khoản lợi nhuận để tính ra những người sẽ được hưởng lợi, thường là mẹ hay bố hay con cái trong gia đình."
Một số những người thuộc thế hệ sinh vaò những năm 50's thì thích có những chỉ thị cụ thể để bảo đảm tài sản được sử dụng hợp lý.
"Một cách phổ biến để làm điều đó là trong di chúc bạn đề ra tên một người được bạn ủy thác và tên người này được viết trong di chúc. Người ủy thác này sẽ thực thi những ý nguyện của bạn ghi trong di chúc liên quan đến cách xử lý tài sản sau khi bạn qua đời."
Tín thác sống không thể hồi hoán là một loại tín thác phổ biến khác. Loại tín thác này bạn có thể đưa tài sản vào quỹ tín thác trong khi bạn còn sống và được ủy thác quản lý vì lợi ích của những người thụ hưởng khác với điều kiện là những người thụ hưởng phải đáp ứng một số điều kiện mà bạn đề ra hay yêu cầu.
"Ví dụ, bạn có thể có những đứa con mà phát hiện ra chúng bị nghiện ngập chẳng hạn nên bạn có thể muốn hỗ trợ chúng nhưng bạn cũng muốn kiểm soát việc chúng sẽ sử dụng tiền vì bạn không muốn chúng đốt toàn bộ tài sản vào làn khói nâu một khi tiền vào tay chúng."
Và nếu bạn có ý định tặng một phần tài sản của mình cho những người thụ hưởng ngoài nước Úc, Shorte lưu ý rằng chính phủ Úc không cho phép cư dân ở nước ngoài được thu hưởng từ một quỹ tín thác gia đình.
"Chúng tôi thấy rất nhiều người hiện nay đang làm là họ không để tên những người thụ hưởng nước ngoài trong quỹ tín thác của họ. Do vậy, nếu có con cái ở nước ngoài, thì nên nhớ là chúng không được hưởng bất kỳ lợi ích từ quỹ tín thác. Thu nhập từ tài sản của quỹ tín thác chỉ có thể dành cho những người đang sống ở Úc mà thôi. "
Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại