Viva: Tại sao việc học phương pháp cấp cứu lại quan trọng?

Group of people learning CPR in fitness center

Group of people learning CPR in fitness center Source: Getty Images

Mỗi khoảnh khắc trôi qua có thể là giây phút giữa sự sống và cái chết khi một tai nạn xảy ra và người thân bất ngờ bị bất tỉnh.


Bạn sẽ làm gì trong trường hợp khẩn cấp như vậy?

Các nghiên cứu cho thấy việc cứu cấp nhân tạo hay CPR của một người đi đường, có thể gia tăng gấp đôi cơ may sống sót của một nạn nhân, thế nhưng theo Hồng thập tự Úc châu, thì chỉ có chưa đến 5 phần trăm người dân Úc biết được phương pháp cứu cấp nói trên. 

Huấn luyện viên cao cấp là bà Janie McCullagh cho biết, các học viên cao tuổi thường cảm thấy cần phải học phương pháp cứu cấp, trong trường hợp những người thân yêu của họ lâm vào tình trạng khó khăn.

“Rất nhiều người nói rằng một thành viên trong gia đình dù là con hay cháu, thì họ rất muốn biết về các khác biệt trong việc áp dụng phương pháp cứu cấp nhân tạo, với người lớn và con trẻ hay bé sơ sinh ra sao".

"Vì vậy có 2 yếu tố về việc, ai là người mà họ sẽ thực hiện cứu cấp? Có phải là một đứa cháu hay không?

"Quí vị biết những gì xảy ra, nếu người sống chung ngã gục và bất tỉnh, rồi co giật? Đó là một người bạn, hay là một thành viên trong gia đình?, Janie McCullagh.

Trong khi đó, giám đốc huấn luyện của Hiệp hội Cứu thương Saint John tại Victoria là ông Anthony Haspall cho biết, nguy cơ do sự co giật hay đột quỵ thường có khuynh hướng gia tăng đáng kể khi cao tuổi.

Đó là lý do vì sao hiện có nhiều người quanh chúng ta biết được phương pháp cứu cấp CPR như thế nào, để trợ giúp cho một vị cao niên có cơ may sống sót.

“Đó là khi chúng ta tìm cách giúp các bệnh tình như vậy và nguy cơ của các bệnh tật, chẳng hạn như co giật, đột quỵ và những chuyện như vậy”.

Các nơi làm việc tại Úc đòi hỏi phải có một tỷ lệ nhất định, trong số các nhân viên biết được việc cứu cấp.

Bà McCullagh cho biết, việc có nhiều người hiểu biết về CPR, có thể giúp nhiều khi một thảm hoạ xảy ra.

“Các nghiên cứu về những tổn thất sinh mạng lớn lao, dù đó là do thiên tai hay từ các cuộc tấn công khủng bố, đều thấy rằng những người biết phương pháp cứu cấp nhân tạo thường mang lại kết quả tốt hơn, so với những người chẳng biết gì cả”.

Còn ông Anthony Haspall nói rằng, những người đi du lịch ở những nơi xa xôi, thường học hỏi các cách thức cứu cấp.

“Chúng tôi có những người tìm đến để học phương pháp cứu cấp nhân tạo CPR, bởi vì họ sẽ đi xa".

"Họ du lịch vòng quanh nước Úc và chỉ được yên tâm trong trường hợp, họ lâm vào một tình huống mà họ được gọi đến ,vì có khả năng thực hiện CPR".

"Quí vị không muốn ở trong tình trạng mà lẽ ra quí vị có thể làm được những việc gì đó, nếu có khả năng làm như vậy”, Anthony Haspall.

Là những huấn luyện viên cứu cấp có nhiều kinh nghiệm, cả ông Haspall và bà McCullagh đều tin rằng, tuổi tác không phải là một vấn đề, liên quan đến việc cứu mạng một người nào khác.
"Nếu quí vị không chắc lắm, chỉ cần gọi điện thoại 3 số 0 và họ sẽ hướng dẫn quí vị sau đó”, Janie McCullagh.
Dù quí vị ở vào tình trạng không khỏe, việc nầy chẳng ảnh hưởng chi đến khả năng học hỏi các phương pháp cứu cấp.

“Họ có được kiến thức và trong những tình huống thực sự khi cần đến, tôi nghĩ theo kinh nghiệm của tôi, có đến 99,9 phần trăm các trường hợp, khi tôi hỏi các học viên là, ‘họ có nghĩ rằng có đủ khả năng, hay thực sự có thể thực hiện CPR, ngay cả khi quí vị có các chứng đau nhức, thì họ trả lời là được’.

"Bất cứ làm chuyện gì vẫn tốt hơn là chẳng có chi và làm mọi việc với khả năng của các bạn, có thể cứu được một mạng người”, Janie McCullagh.

Với một trong 5 người Úc có thể nói một thứ tiếng khác hơn tiếng Anh tại nhà, bà McCullagh cho biết hàng rào ngôn ngữ không nên là một vấn đề, liên quan đến việc học các khả năng quan trọng để cứu mạng.

“Chúng tôi có cơ hội về e-learning, tức là học trên mạng với các máy điện toán, rồi sau đó vào phòng học để thực hành mà thôi”.

Cơ may sống sót của một người đột nhiên lên cơn co giật, bị giảm bớt 10 phần trăm với một phút trôi qua.

Ông Haspall nói rằng, việc xử dụng một máy rung tim có thể gia tăng đáng kể khả năng sống sót, cùng với phương pháp cứu cấp CPR.

“Hiện nay máy rung tim là một dụng cụ giúp cho tim khởi động lại, bởi vì những gì xảy ra là trái tim của bạn có những nhịp đập loạn xạ và không hoạt động một cách thích hợp".

"Vì vậy một máy rung tim có thể giúp cho trái tim hồi phục".

"Nhiều người nghĩ rằng máy rung tim là một trang bị, mà họ cần được huấn luyện đặc biệt, thế nhưng một điều rất căn bản là quí vị cần biết khi có một máy như vậy và khi nào mới nhấn nút”, Anthony Haspall.

Các khóa học cứu cấp thay đổi tại các nơi, từ một vài giờ cho đến một vài ngày.

Bà McCullagh nói rằng, biết được mạng sống của một người nào đang lâm nguy, cũng như hiểu được phải làm những gì, có thể tạo ra những khác biệt lớn lao.

“Nhiều người sẽ hoảng sợ bởi vì họ lo lắng, khi không biết làm gì, do thiếu hiểu biết và lo ngại về khả năng của mình".

"Trong khi đó, quí vị có những người được huấn luyện về CPR và khoa cứu cấp, thì họ biết những gì phải làm. Họ tin tưởng về khả năng và biết được khi nào gọi một xe cứu thương, rồi họ hành động nhanh chóng".

"Nếu quí vị không chắc lắm, chỉ cần gọi điện thoại 3 số 0 và họ sẽ hướng dẫn quí vị sau đó”, Janie McCullagh.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share