Ông Serge Voloschenko chào đời vào năm Tuất ở Trung quốc hồi 72 năm trước.
Ông đã là một nhà kinh tế, thế nhưng trở thành chuyên viên về bàn chân vào tuổi trung niên.
Hiện nay, ông không làm việc theo ý nghĩa thông thường. Với tư cách là Chủ tịch của Hội Từ Thiện của người Nga và là một thiện nguyện viên tích cực với các tổ chức khác nhau, ông luôn luôn bận rộn trong việc đóng góp cho cộng đồng.
Bí mật của ông để tìm ra mục đích, là vẫn tiếp tục đi về phía trước.
"Bạn không thể trở lại thời thanh xuân và chỉ có một cách duy nhất và đó là cách tiến về phía trước, bởi vì một giây trong ngày của bạn có thể rất dài".
"Do đó, chúng ta nên đo không phải là thời gian, không giống như đồng hồ hoặc đồng hồ kỹ thuật số hoặc bất cứ điều gì, nhưng về những gì bạn nhận được từ đó".
"Đối với tôi, nó giống như cơ thể được tái tạo, thế nhưng tâm trí của bạn và những thứ được tái sinh do bạn đang hoạt động, cho dù bạn có giúp đỡ người khác hay không, nhưng bạn đã thực sự nghĩ về nó”, Serge Voloschenko.
Là một ông cụ 72 tuổi, ông vẫn tiếp tục tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống, bằng cách trả lại những vay mượn về mặt tinh thần cho cộng đồng, mà ông luôn xem là ngôi nhà chung trong suốt 60 năm qua.
Đối với ông tuổi tác chỉ là một con số và số tuổi chẳng nói lên tình trạng gì và ông là ai, cũng như chẳng thể giới hạn về sự chọn lựa trong cuộc sống.
“Rất thường xuyên, khi một người bạn hoặc một cố vấn hay một người nào đó, giới thiệu cho bạn một điều gì và nếu bạn cảm thấy nó đáng giá và thích hợp để bạn tham gia".
"Việc nầy được sắp xếp theo cách thức, một nửa bắt chước nhưng một nửa lại tự muốn làm điều đó".
"Tuy nhiên theo một ý nghĩa nào đó, rất thường xuyên khi bạn làm việc đó; nó trở thành một nghĩa vụ với ý nghĩa tốt, cho đến khi bạn trở nên cam kết với nó để làm điều đó tốt nhất. Đó là một đóng góp thay vì nói suông một chuyện quá sức như, ‘ồ, tôi sẽ di chuyển quả núi’.
"Tôi nghĩ bạn đang làm nhỏ đi mọi thứ, hiảm đi tầm quan trọng của một việc và thực sự trở thành ý nghĩa của một hướng tiến” Serge Voloschenko, .
Các cuộc nghiên cứu khoa học khác nhau cho thấy, người cao niên có mục đích, thường dẫn đến cuộc sống thêm năng động và cải thiện hạnh phúc nói chung của người đó.
Giáo sư Henry Brodaty, một chuyên gia nổi tiếng quốc tế về chứng lú lẫn và tâm thần, thuộc Trung tâm Não Bộ Lão Hóa của Đại học Sydney, giải thích.
“Những người năng động hơn về thể chất, thường có sức khỏe thể chất tốt hơn theo một số cách".
"Họ ít bị loãng xương, ít mất khối lượng cơ bắp hơn, nhưng điều đó có nghĩa là họ có thể bị ngã và dễ bị gãy xương hơn".
"Họ ít có khả năng gặp vấn đề về tim, huyết áp cao, có tâm trạng tốt hơn, có trí nhớ và khả năng nhận thức tốt hơn".
"Vì vậy, giữ cho hoạt động tốt đẹp, là thực sự quan trọng đối với sức khỏe cho con người, theo một số cách".
"Tương tự như vậy, những người tham gia nhận thức nhiều hơn vào những từ ngữ, bằng cách sử dụng bộ não thì họ có nhiều khả năng giữ cho bộ não hoạt động tốt hơn, để biết rằng 'sử dụng nó hoặc mất nó’ là một nguyên tắc thực sự quan trọng”, Henry Brodaty.
Cũng theo giáo sư Brodaty, cuộc sống sau khi về hưu có thể trở thành một thời gian được xem là tuổi vàng son trong đời, khi người cao niên có nhiều tự do để theo đuổi những tiếng gọi thực sự quan trọng trong quãng đời của họ.
Tìm được một hướng đi, theo giáo sư Brodaty, sẽ dẫn đến nhiều điều quan trọng cho hầu hết mọi cá nhân.
“Lão hóa có mục đích không phải là một phương cách phù hợp với tất cả".
"Đối với một số người, mục đích là có mối quan hệ còn với hầu hết mọi người khác, đó là sự việc với có tình yêu trong cuộc sống của họ".
"Đối với một số người, thì nó có một số mục tiêu, nhưng với một số người khác, đó là chuyện tận hưởng khoảnh khắc này".
"Vì vậy, điều đó thực sự phụ thuộc vào bạn là ai và điều gì là quan trọng đối với bạn, Henry Brodaty”.
Mọi người đều biết tầm quan trọng của cuộc sống có ý nghĩa, mặc dù điều đó không nhất thiết là những chuyện, mà chúng ta quan tâm trong cuộc sống thường nhật.
"Nếu bạn yêu thích nghệ thuật, như đi đến một phòng trưng bày, với một số người bạn có thể hỗ trợ bạn hoặc gia đình, nhưng có một thời gian ngắn có thể bạn không nghĩ đến việc thực hiện 2 hoặc 3 hoạt động mỗi ngày”, Henry Brodaty.
Nhà tranh đấu cho vấn đề lão hóa tích cực, là ông Marcus Riley, mới đây đã phát hành quyển sách có tên là Booming, Bùng Nổ, nói về triết lý giúp cho những người cao tuổi sống khỏe mạnh.
Dựa trên các kinh nghiệm của mình, trong lãnh vực chăm sóc cao niên trong hai thập niên qua, ông Riley tin rằng bất chấp tuổi tác, bất cứ ai cũng có thể bùng nổ trong giai đoạn cuối đời, kể từ khi vấn đề lão hóa thành công đã được tự định nghĩa.
“Vì vậy, mỗi người sẽ có tầm nhìn riêng, về sự lão hóa thành công đối với họ".
"Nó thực sự có ba yếu tố chính: một là duy trì cảm giác tích cực và khắc phục tiêu cực xung quanh việc ngày càng lão hóa và lập kế hoạch giúp mọi người, duy trì sự kiểm soát khi tuổi của họ tăng thêm; thứ hai là cho phép họ dành thời gian cho những việc quan trọng để có thể có một loạt các lựa chọn về nơi họ sẽ sống, cũng như loại hoạt động nào sẽ theo đuổi và ai sẽ dành thời gian cho họ và thứ ba là mục đích”, Marcus Riley.
Không phải ai cũng có thể cảm thấy tích cực, nếu bất ngờ họ trải qua sự mất mát người thân nhất là bạn đời, hay phải phấn đấu với các vấn đề sức khỏe.
Thế nhưng ngay cả những người bị khuyết tật nghiêm trọng, thì họ vẫn có thể ‘bùng phát’ trong cuộc đời, bắt đầu với ý chí muốn thay đổi.
Ông Riley kể lại câu chuyện của một người sống sót sau cơn tai biến mạch máu não, vốn sống trong một Viện Dưỡng lão.
Ông Malcolm Sinclair đã không đi lại được, cũng như mất khả năng về ngôn ngữ, sau khi bị một loạt các vụ tai biến.
Ngồi trên xe lăn trong một Viện Dưỡng lão, ông Sinclair thường cảm thấy chán đời và tiêu cực, cho đến khi ông được yêu cầu có cơ hội nối kết với niềm đam mê đã mất của ông về bơi lội, với sự giúp đỡ của một chuyên viên y tế.
“Malcom đã biến đổi từ loại nhân vật tiêu cực thực sự không muốn tương tác với bất kỳ ai, để trở thành một người thực sự tích cực, muốn tương tác với nhiều người nhất".
"Anh sẽ chào đón mọi người, với một trạng thái thực sự hạnh phúc".
"Anh ấy tham gia tích cực vào cộng đồng của mình, nơi anh ấy sẽ quan tâm đến tất cả mọi thứ khác nhau đang diễn ra, như quan điểm về cuộc sống, sự tích cực đóng góp và đó thực sự là việc mở khóa niềm đam mê trong cuộc sống, mà anh ấy vẫn giữ trong người”, Marcus Riley.
Cuộc khảo cứu của Giáo sư Brodaty cho thấy, con số trung bình bạn bè của một người cư ngụ trong một Viện Dưỡng lão, là một yếu tố .
Điều nầy có ý nghĩa là, nhiều người có thể duy trì sự sống thọ của mình, mà chẳng có một người bạn thân nào cả.
Với người Úc thọ 85 tuổi trở lên, con số nầy sẽ gia tăng gấp 3 từ dưới nửa triệu lên đến 1,8 triệu người, vào năm 2050.
Giáo sư Brodaty tin rằng, đây là một quyền lợi tốt nhất của chúng ta để bắt đầu kiểm soát được tương lai, bằng cách kéo dài những điều hạnh phúc về tinh thần và thể chất, qua cuộc sống cao niên có mục đích.
“Những người năng động hơn ở tuổi trung niên, cũng sẽ là những người năng động hơn ở giai đoạn cuối đời".
"Tất nhiên nếu bạn bị đau liên tục, hoặc bạn mắc chứng mất trí nhớ, hay bệnh Parkinson hạn chế khả năng vận động của bạn, do đó rất nhiều điều không thể thực hiện được và có thể đó là vấn đề điều chỉnh các hoạt động trong giới hạn của bạn, có thể đó là một chuyến đi chơi ngắn mỗi ngày một lần".
"Nếu bạn yêu thích nghệ thuật, như đi đến một phòng trưng bày, với một số người bạn có thể hỗ trợ bạn hoặc gia đình, nhưng có một thời gian ngắn có thể bạn không nghĩ đến việc thực hiện 2 hoặc 3 hoạt động mỗi ngày”, Henry Brodaty.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại