Tương lai của rặng san hô Great Barrier Reef là ‘quá tệ hại’

An area of the Great Barrier Reef damaged by bleaching

An area of the Great Barrier Reef damaged by bleaching Source: AAP

Tương lai của rặng san hô Great Barrier Reef được biết là rất tệ hại. Cơ quan quản lý đưa ra một phúc trình với nhiều bằng chứng được thực hiện trong 5 năm qua đã hạ thấp viễn tượng về hệ sinh thái của rặng san hô.


Công viên hải dương tại rặng san hô Great Barrier Reef, đã tái thẩm định rặng san hô tại đây và giảm bớt mức độ đánh giá, từ ‘tệ hại’ xuống ‘rất tệ hại’.

Giám đốc là ông Josh Thomas cho biết, phúc trình dựa trên nhiều bằng chứng, được thảo ra mỗi 5 năm cung cấp sự thẩm định về tình trạng của rặng san hô, cùng những áp lực và các dự tính về tương lai.

“Viễn tượng của rặng san hô Great Barrier Reef được biết là rất tệ hại và có nhiều bằng chứng về chuyện nầy, chẳng hạn như vụ bạch hóa hồi năm 2016, bão tố trong 5 năm qua vả các hậu quả tích tụ trên rặng san hô, như những vụ đánh cá bất hợp pháp, gây hậu quả hết sức đặc biệt”.

Phúc trình cho biết, thay đổi khí hậu là mối đe dọa lớn nhất cho hệ sinh thái tại đây và tình trạng nầy vẫn giữ nguyên, trừ khi có một biện pháp toàn cầu được thực hiện.

Phúc trình cho biết, ‘Các bằng chứng khoa học cho thấy rõ ràng; các sáng kiến sẽ ngăn chận hay đảo ngược hậu quả của thay đổi khí hậu trên mức độ toàn cầu, cũng như cải thiện phẩm chất nước biển là những điều khẩn cấp’.

Phúc trình được Chủ tịch là Tiến sĩ Ian Poiner mô tả là rất trung thực.

“Các rặng san hô trên toàn cầu hiện giảm bớt, trong đó có Great Barrier Reef và chúng ta hiện được lý do tại sao, đó là thay đổi khí hậu, hậu quả của việc nầy đòi hỏi sự đáp ứng toàn cầu".

"Tuy nhiên cũng có những nguy cơ địa phương và trong vùng, như những vụ đất chuồi, loại sao biển ăn san hô, cũng như một số hoạt động ở rặng san hô cần được quản lý chặt chẽ”, Ian Poiner.

Sự thay đổi khí hậu càng gia tăng, đã tạo nên một số đợt nóng ở biển mỗi năm, khiến cho các rặng san hô bị nguy cơ trầm trọng.

Hiện tượng bạch hóa san hô chưa từng có tại Great Barrier Reef trong năm 2016 và 2017 dẫn đến sự kiện là san hô bị chết hàng loạt, trong đó san hô bị trắng xóa hồi năm 2016 cho thấy, có nhiều nguy cơ đến 175 lần sẽ xảy ra, do hiện tượng thay đổi khí hậu ngày càng gia tăng.

Giáo sư Lesley Hughes, là một thành viên với nhóm độc lập vô vụ lợi là Hội đồng Khí Hậu nói rằng, các khám phá về viễn tượng của rặng thực ra không mấy ai ngạc nhiên.

“Các nhà khoa học hiểu được nguyên nhân của vấn đề san hô bị bạch hóa, cũng như các hậu quả lên Great Barrier Reef trong nhiều thập niên qua".

"Họ chỉ rõ về sự thay đổi khí hậu vả cảnh cáo hiện tượng nầy đối với rặng san hô, vốn cuối cùng mang lại 6 tỷ đô la cho nền kinh tế Úc và sử dụng nhiều công nhân hơn lãnh vực hầm mỏ".

"Vì vậy quả là điên rồ khi nói rằng, chúng ta cần thêm công việc và lợi tức từ quặng mỏ, cùng lúc lại chi một ít tiền cho rặng san hô, 2 việc nầy khó mà tồn tại cùng lúc”, Lesley Hughes.
"Vào lúc nầy, quả là công bằng khi nói rằng, chính phủ liên bang chẳng có một chính sách về khí hậu một cách hữu hiệu”, Lesley Hughes.
Tổng trưởng Môi trường là bà Sussan Ley cho biết, kế hoạch hành động về khí hậu của chính phủ, hiện giúp nhiều cho sự chịu đựng của rặng san hô, khi có những bước tiến nhằm giảm bớt thải khí, trước nguy cơ của hiện tượng thay đổi khí hậu.

“Chúng ta hiện có các hành động, vốn Hiệp ước Khí Hậu Paris đòi hỏi".

"Đồng nghiệp của tôi là ông Angus Taylor, cũng vẽ ra từng đòi hỏi mỗi tấn khí thải giảm bớt, lên đến 328 triệu đô la, hầu đạt được các cam kết đó”, Sussan Ley.

Thế nhưng những con số khác mới được công bố cho thấy, mức thải khí của nước Úc trong năm cho đến tháng 3, đã gia tăng là 0,6 phần trăm.

Cuộc Điều tra của Cơ quan Thải Khí Toàn quốc Úc châu, với tam cá nguyện được cập nhật cho thấy, lượng thải khí đã gia tăng 3,1 triệu tấn, lên đến 538,9 megatonnes trong 12 tháng, cho đến tháng 3.

Giáo sư Lesley cho biết, các bằng chứng cho thấy việc hủy bỏ cơ chế giá cả carbon dưới thời chính phủ Julia

“Tại Úc kể từ khi giá carbon bị bãi bỏ, vốn đã rât hữu hiệu trong việc giảm bớt thải khí, thì mức khí thải gia tăng mỗi 3 tháng kể từ đó".

"Chúng ta đã có Kế hoạch Giảm bớt Khí Thải, mà chẳng giảm bớt khí thải chút nào nhưng lại tốn kém rất nhiều tiền và hoàn toàn tỏ ra chẳng hữu hiệu".

"Vì vậy vào lúc nầy, quả là công bằng khi nói rằng, chính phủ liên bang chẳng có một chính sách về khí hậu một cách hữu hiệu”, Lesley Hughes.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share