Phúc trình tiết lộ rằng mức thải khí gia tăng đến mức không lường trước được và hậu quả của việc khí hậu thay đổi ngày càng ảnh hưởng trực tiếp lên nhiều người.
Trong phúc trình có tên là ‘Tình trạng Khí Hậu Toàn cầu’ của Tổ chức Khí Tượng Thế giới được công bố hàng năm trong suốt 25 năm qua.
Bản phúc trình năm nay cho thấy một sự gia tăng đáng kể về hậu quả của tình trạng khí hậu thay đổi.
Mợc nước biển tiếp tục gia tăng, với các đại dương trở nên ấm hơn và gia tăng chất acit, đe dọa mức cân bằng của hệ sinh thái.
Mức độ băng giá tại các địa cực của trái đất ở mức dưới trung bình và những băng hà ngày càng biến mất trên thế giới.
Trong khi đó, không có dấu hiệu nào cho thấy khuynh hướng nóng ấm toàn cầu bắt đầu vào thế kỷ 21 có phảm giảm bớt.
Tiến sĩ Liz Hanna là Chủ tịch của ngành Y tế Môi sinh thuộc Liên đoàn các Hiệp hội Y tế Công cộng nói rằng, các con số mới khiến người đọc cảm thấy se thắt con tim.
“Tôi thật choáng người thế nhưng không ngạc nhiên, bởi vì chúng ta đã dự đoán đây là con đường mà chúng ta đang tiến bước".
"Chúng tôi đã biết trong nhiều năm, là sẽ tiến đến các kỷ lục thế giới như vậy".
"Vì vậy việc nầy đã được Tổ chức Khí Tượng Thế giới xác nhận, thực sự đã nói lên những lo sợ lớn nhất của chúng tôi, nay trở thành sự thực”, Liz Hanna.
Phúc trình cũng liên kết các con số thống kê về hậu quả của tình trạng khí hậu khắc nghiệt lên các cộng đồng trên toàn thế giới.
Tình trạng khí hậu khắc nghiệt cũng ảnh hưởng đến gần 62 triệu người trong năm 2018, với thêm 2 triệu người bị mất hết nhà cửa do các thiên tai xảy ra cho đến tháng 9 năm rồi.
Chỉ riêng tại Hoa kỳ, đã xảy ra đến 14 thiên tai quan trọng trong năm 2018, tốn kém đến 49 tỷ đô la về thiệt hại vật chất và hơn 100 mạng người bị mất đi.
Ngoài ra còn có thêm 1600 sinh mạng bị mất đi do các đợt nắng nóng hay cháy rừng tại Âu châu, Nhật bản và Hoa kỳ.
Bà Rachel Lowry là Trưởng ban Bảo tồn tại Quỹ Bảo Tồn Cuộc Sống Thiên Nhiên Toàn cầu ở Úc.
“Có những nhóm nay có thể thêm vào con số sinh mạng đã bị mất do một hành tinh nóng dần, chẳng hạn như do nạn hạn hán đang diễn ra".
"Cũng có một số khuynh hướng lo ngại, thực sự giúp chúng tôi xác định những gì đang gặp nguy cơ, nếu chúng ta không có hành động gì trong vòng 12 năm tới”, Rachel Lowry.
"Thế nhưng cuối cùng nếu quí vị nhìn vào phúc trình nầy, với các con số thống kê báo động như vậy, thì đó là những gì mà tất cả chúng ta đều có trách nhiệm về mặt đạo đức, là phải đề cập đến”, Samantha Hepburn.
Hậu quả của hiện tượng thay đổi khí hậu cũng được cảm nhận trên khắp nước Úc trong mùa hè vừa qua, với các cơn lốc xoáy xảy ra tại các vùng nhiệt đới và các đợt nắng nóng được ghi nhận ở các thành phố lớn.
Thay đổi khí hậu cũng khiến cho tương lai của một vài loài vật gặp nguy hiểm.
Bà Lowry cho biết loại rùa xanh ở rặng san hô Great Barrier Reef, đã bị ảnh hưởng trầm trọng do nhiệt độ tăng cao.
Đã có sự sụt giảm trong số rùa đực, nở ra từ trứng trên một số bãi biển và việc nầy có thể làm giảm đi số lượng toàn thể rùa xanh.
“Các con rùa rất nhạy cảm với sức nóng và nhiệt độ của ổ trứng quyết định, liệu số trứng đó nở thành con đực hay con cái, cũng như xảy ra ở mức độ cao hiện nay, mà chúng ta thấy nở ra toàn rùa cái. Vì vậy đó là chuyện hết sức đáng báo động”.
Một số loài vật đã bị tuyệt chủng, giáo sư Lesley Hughes thuộc Hội đồng Khí Hậu ghi nhận mực nước biển tăng cao, gây ra sự diệt chủng của một loài động vật có vú tại bán đảo Torres.
“Đó là trường hợp của loài gặm nhắm nhỏ bản địa Úc được gọi là con Bramble Cay Melomyrs, thường sống trên một hòn đảo nhỏ ở bán đảo Torres".
"Nơi nầy đã bị ngập lụt do các cơn bão do triều cường dâng cao và mới đây sinh vật nầy bị tuyên bố là đã tận diệt".
"Vì vậy nước Úc nhận được một danh dự đáng ngờ, về loại động vật có vú đầu tiên biến mất do khí hậu thay đổi”, Rachel Lowry.
Phúc trình cũng nhấn mạnh đến một hành động mạnh mẽ để chống lại hiện tượng thay đổi khí hậu.
Thế nhưng các chuyên gia thừa nhận rằng, các thỏa ước quốc tế của các quốc gia trong việc cùng nhau hạ giảm mức khí thải, đã không làm được việc.
Giáo sư Samantha Hepburn là giám đốc Trung tâm Luật pháp về Năng lượng và Tài nguyên Thiên Nhiên tại Đại học Deakin.
“Luật quốc tế chỉ có hiệu lực khá yếu ớt trong quốc nội và những luật lệ yếu kém trong nước nầy không hữu hiệu, để đạt được giảm bớt khí thải một cách tích cực, mà chúng ta thực sự cần đến, để bảo đảm là chúng ta không đạt đến mức cảnh báo toàn cầu, về mức độ thảm họa sẽ diễn ra”.
Giáo sư Hepburn cho rằng, các chính trị gia cần hiểu biết về việc chuyển đổi trong lãnh vực năng lượng, để hướng về việc xử dụng các loại năng lượng tái tạo và chấp nhận các chính sách năng lượng cho các gia đình, là một yếu tố trong chiến thuật chống lại việc thay đổi khí hậu.
Bà cho biết, các hành động quyết liệt hiện rất cần thiết, ngay cả những lợi nhuận do việc chống lại thay đổi khí hậu, chỉ có thể thấy được trong dài hạn mà thôi.
“Tôi nghĩ Thay Đổi Khí Hậu là một trách nhiệm về mặt pháp lý".
"Nó cũng ảnh hưởng đến mức phát triển kinh tế, với hy vọng mức độ gia tăng của các nhiên liệu thay thế sẽ giảm bớt hiện tượng thay đổi khí hậu".
"Thế nhưng cuối cùng nếu quí vị nhìn vào phúc trình nầy, với các con số thống kê báo động như vậy, thì đó là những gì mà tất cả chúng ta đều có trách nhiệm về mặt đạo đức, là phải đề cập đến”, Samantha Hepburn.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại