Các tài liệu cũ đến 20 năm nầy tiết lộ các cuộc thảo luận trong nội bộ nội các về các vấn đề vẫn còn ảnh hưởng đến chính trị ngày nay từ di trú cho đến thay đổi khí hậu.
Đó là một chiến thắng áp đảo năm 1996, đã đưa ông John Howard lên nắm quyền và quét sạch hơn một thập niên Lao động cầm quyền dưới thời của các ông Bob Hawke và Paul Keating.
Với đa số đến 45 ghế vốn là ước muốn của nhiều chính trị gia ngày nay, một chính phủ trẻ sẵn sàng để xúc tiến việc cải tổ kinh tế.
“Ông Costello sẽ tổ chức cuộc họp báo ngày mai để tiết lộ về tình trạng ngân sách thực sự và làm thế nào để Liên đảng sẽ đối phó”.
Số phận đẩy đưa và chỉ không đầy hai tháng sau đó, tân Thủ tướng và cả nước đối diện với thảm kịch tai Port Arthur, khiến cho luật lệ kiểm soát súng đạn ra đời và có hiệu lực cho đến nay.
“Ngay khi tôi được biết toàn bộ thảm kịch và đó là vào ngay lúc nó xảy ra, chúng tôi biết có 35 người bị sát hại bằng vũ khí hết sức mạnh mẽ và tôi cảm thấy là chúng tôi phải làm một cái gì đó”.
Các công việc trong nội các vào những ngày đầu tiên đã được tiết lộ qua hàng ngàn trang giấy, thuộc hồ sơ nội các được giải mật và được Văn Khố Quốc gia Úc châu công bố.
Các tài liệu tiết lộ sự kiện, làm thế nào đề ra chương trình mua lại súng đạn trong những tháng sau đó, cũng như tìm các làm giảm bớt sự giận dữ của giới nông dân, những nhà săn bắn và người sưu tập súng đạn, ngay cả một số viên chức trong chính phủ nữa.
“Rất khó cho những người bên đảng Quốc gia vì một số cử tri của họ cảm thấy họ bị kẹt, trong việc một cách không công bằng về những gì được thực hiện”.
Chính phủ còn phải vượt lên, với các cải tổ kinh tế để cho ngân sách được thặng dư.
Một trong các công ty thuộc chính phủ là Telstra đã bị bán đi.
Hồ sơ cũng tiết lộ một số các biện pháp cứng rắn mà nội các xem xét, thế nhưng không bao giờ thông qua, như kế hoạch đặt giới hạn 12 tháng với vấn đề trả trợ cấp thất nghiệp.
“Họ tìm thấy ông Barnaby Joyce không đủ điều kiện, vì có quốc tịch Tân tây Lan, khi ông cũng chẳng biết ông là một công dân New Zealand, vì vậy Lao động bị kẹt trong vụ nầy, không chỉ là công dân của Anh quốc mà cả là công dân của Tân tây Lan nữa”, Malcolm Turnbull.
Nội các muốn tiết kiệm thế nhưng trong nội bộ thừa nhận rằng đề nghị có thể tạo ra tình trạng khó khăn về nghèo đói, khi đẩy người ta để cửa của các tổ chức từ thiện và lâm vào nền kinh tế tiền mặt trong nước.
Nội các cũng quan tâm sâu xa về vấn đề bị cô lập trên trường quốc tế về vấn đề thay đổi khí hậu.
“Và chúng ta cần có chiến lược, để làm thế nào ngăn tránh được các biện pháp cấm vận, do việc bác bỏ các mục tiêu thải khí có tính cách bó buộc trong Hiệp định Kyoto”.
Sử gia theo dõi vấn đề nội các là ông Paul Strangio, thuộc cơ quan Văn Khố Quốc gia, cho biết.
“Các Tổng trưởng cao cấp cố vấn cho nội các rằng nước Úc nên đứng ngoài các cuộc thương thuyết. Chúng ta nên tranh đấu đến giờ chót còn hơn là bỏ đi”.
Khi vụ việc có tên là Wik, nổi tiếng trong việc bành trướng quyền sở hữu đất đai của người Thổ dân hay Thổ Quyền, nội các đề ra các thử nghiệm mới mà chính phủ có thể liên quan đến, khi cảnh cáo về quyền của những người chăn nuôi gia súc trên đồng cỏ, cũng như những nhà khai thác khoáng sản đều bị đe dọa.
Cũng có những cắt giảm lớn lao về di dân, thế nhưng mức độ còn cao hơn nhiều, vào thời của ông Howard rời khỏi chức vụ vào năm 2007.
Chính phủ cũng tiến hành các cải tổ, giúp cho công dân sinh tại Úc có quyền có song tịch.
Và ngay ở các ghi chú của tài liệu, là một lời cảnh báo nghiêm khắc rằng, các thay đổi có thể gây ra nhiều vấn đề cho các chính trị gia vào thời gian sau nầy, khi Thủ tướng thời đó là ông Malcolm Turnbull ghi nhận vào năm 2018.
“Họ tìm thấy ông Barnaby Joyce không đủ điều kiện, vì có quốc tịch Tân tây Lan, khi ông cũng chẳng biết ông là một công dân New Zealand, vì vậy Lao động bị kẹt trong vụ nầy, không chỉ là công dân của Anh quốc mà cả là công dân của Tân tây Lan nữa”, Malcolm Turnbull.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại