Văn khố năm 1962 tiết lộ Sir Robert Menzies thất vọng về tương lai của Liên Hiệp Anh

Thủ tướng Menzies cùng Tổng Thống Kennedy tại Tòa Bạch Ốc năm 1962

Thủ tướng Menzies cùng Tổng Thống Kennedy tại Tòa Bạch Ốc năm 1962 Source: AAP

Các tài liệu độc đáo mà chính phủ Anh quốc đã niêm phong trong hơn nửa thế kỷ qua, đã tiết lộ rằng vị Thủ tướng phục vụ lâu năm nhất nước Úc, Sir Robert Menzies rất thất vọng về tương lai của Liên Hiệp Anh.


Các văn kiện cho thấy ông nầy công khai đặt nghi vấn về khả năng sống còn của Liên Hiệp Anh và cáo buộc các thành viên của những quốc gia mới có khuynh hướng chống đối, qua việc phối hợp vận động chống lại chủ nghĩa thực dân, dẫn đến việc hủy bỏ chính sách của người da trắng.

Các điện văn cá nhân và riêng tư giữa Thủ tướng Úc là Sir Robert Menzies và Thủ tướng Anh Harold Macmillan đã hết sức nhạy cảm, đến nổi Thư ký của nội các vào thời bấy giờ cảnh cáo rằng, chúng không nên để cho bất cứ ai trong chính phủ đọc được.

Các công chức tại Canberra còn chỉ thị thêm nữa, trong việc giới hạn sự loan truyền các tài liệu nói trên.

Trong các lá thư viết từ năm 1962, Sir Robert Menzies thú nhận với Thủ tướng Anh rằng, lòng nhiệt thành của ông về một Liên Hiệp Anh mới đã vơi bớt nhiều.

Ông viết như sau, " Những người như tôi vốn ủng hộ nhiệt thành đối với Hoàng gia, cảm thấy yên ổn sống trong một tổ ấm của những người cộng hòa và họ dường như phát triển mạnh mẽ sự đối kháng".

Ông cũng tiết lộ thái độ lưỡng lự trong chuyến đi đến Luân đôn, để tham dự cuộc họp các Thủ tướng trong Liên hiệp Anh và than phiền về sự khó chịu của ông, do gần đến cuộc bầu cử năm 1961.

Để trả lời, vị Thủ tướng cuối cùng của nước Anh chào đời trong thời gian trị vì của Nữ hoàng Victoria và đã chiến đấu trong thời Thế chiến thứ nhất, ông nầy đã vẽ ra một hình ảnh thế giới rất khác biệt.

Thủ tướng Macmillan cho biết ông cũng tin rằng Liên Hiệp Anh đã trở thành một điều mà ông gọi là "một thảm kịch hoàn toàn" đối với những quốc gia non trẻ và thiếu kinh nghiệm vốn muốn can thiệp vào sinh hoạt của Liên Hiệp.

Bà Juliette Desplat là người đứng đầu Hồ sơ An ninh và Tình báo Hải Ngoại tại Văn Khố Quốc gia Anh quốc.

Bà cho biết các lá thư thực sự cho thấy, một cái nhìn vào bên trong các áp lực chính trị của thời bấy giờ.

"Tôi nghĩ các bức thư thực sự rất hay ho, bởi vì rõ ràng đó là những lá thư riêng tư và gởi riêng từ ông Macmillan cho ông Menzies, trong đó ông nầy nói chuyện với ông kia như một người bạn cũ".

Sir Robert Menzies cũng nói lên những giận dữ của ông đối với các kế hoạch, nhằm thảo luận việc gia tăng di dân giữa các nước trong Liên Hiệp, vào lúc cuộc họp thượng đỉnh sắp diễn ra.
"Nếu tôi không bị xem là một kẻ kỳ thị chủng tộc, thì tôi sẽ là người duy nhất trong chính phủ không có chính sách như vậy", Sir Robert Menzies.
Ông viết như sau, "Nếu chúng ta tự do thảo luận về các chính sách phân biệt chủng tộc trong nội bộ của một thành viên, điều đó sẽ hoàn toàn hợp pháp tại một số các cuộc hội họp sau đó, chẳng hạn như chính sách di trú của Úc nhắm vào việc ngăn tránh các khó khăn về kỳ thị chủng tộc, bằng cách loại trừ những di dân da màu ra ngoài".

Lá thư phản ảnh các suy nghĩ của Sir Robert về chính sách da trắng của nước Úc, mà ông đã thảo luận việc nầy với ông Stewart Lamb thuộc đài phát thanh 2UE vào năm 1955.

"Tôi không muốn thấy tại Úc, phát sinh ra vấn đề đã xảy ra ở Nam Phi hay Hoa kỳ hoặc ngày càng phát triển tại Anh quốc".

"Tôi nghĩ đó là một chính sách tốt đẹp và có giá trị đối với chúng ta, cũng như hầu hết những người chỉ trích mà tôi nghe được, đã không đến từ những quốc gia ở phía đông của những người Úc lang thang ở đó".

"Nếu tôi không bị xem là một kẻ kỳ thị chủng tộc, thì tôi sẽ là người duy nhất trong chính phủ không có chính sách như vậy", Sir Robert Menzies.

Để hồi đáp lá thư của Sir Robert vào năm 1962, Thủ tướng Macmillan cũng hâm nóng về việc kết thúc sự cai trị của người da trắng và đưa ra một cái nhìn khá đặc biệt.

Ông nầy viết như sau, "Những gì hai cuộc đại chiến mang lại, là phá hủy uy tín của người da trắng. Những gì chúng ta thực sự chứng kiến kể từ sau cuộc chiến, là cuộc cách mạng của những người da vàng và da đen, trong vai trò lãnh đạo và kiểm soát người da trắng".

Bà Desplat nói rằng đoạn thư trích dẫn nói trên, còn kéo dài đến 18 trang giấy.

Bà cho biết, nội dung là những hồi ức cá nhân về một vị Thủ tướng, vốn công khai cổ võ cho việc chống lại chủ nghĩa thực dân.

"Ông ta viết lan man nếu tôi được phép nói như vậy trong suốt 18 trang giấy, trong đó ông giải thích về tình hình thế giới, tình trạng của Liên Hiệp Anh, sự thay đổi của  thế giới sau Chiến tranh Lạnh và cuộc chiến tranh đấu vì lý tưởng đang được nổi lên. Vì vậy với một giọng văn thực sự làm say mê do tính chất riêng tư và đó cũng là những gì mà có lẽ, không nhằm để phô trương ra ngoài".

Trong các lá thư, Sir Robert Menzies có cùng luận điệu với cố Tổng thống Hoa Kỳ John F Kennedy, trong việc khuyến khích Vương quốc Anh gia nhập Cộng đồng Kinh tế Âu châu, mà nay là Liên hiệp Âu châu hay Liên Âu tân tiến.

Trong một cuộc họp tại Hoa Thịnh Đốn, ông cho biết Tổng thống Kennedy nói với ông rằng, nếu Anh quốc gia nhập vào cộng đồng Âu châu, thì đôi bên sẽ có lợi trong việc duy trì và phát triển mậu dịch riêng của họ, qua việc bành trướng Âu châu và ngăn tránh các chính sách quốc hữu hóa kinh tế quá đáng diễn ra trong khối.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share