Phúc trình mới tiết lộ sự thay đổi khí hậu ngày càng gia tăng

Drought affected land at Harden, NSW

Drought affected land at Harden, NSW Source: AAP

Một phúc trình của Hội đồng Khí Hậu Úc châu tìm thấy thời tiết khắc nghiệt ngày càng thêm lên cao và thường xuyên hơn, trong khi 4 năm vừa qua là 4 năm nóng nhất kỷ lục về nhiệt độ trên bề mặt địa cầu.


Các công ty bảo hiểm đã trả đến 1,2 tỷ đô la để bồì thường cho các trường hợp liên quan đến thiên tai.
Hội đồng Khí hậu Úc châu kêu gọi chính phủ liên bang phải hành động.

Trong vài tuần lễ vừa qua, chúng ta chứng kiến nạn lụt tại Queensland, cùng với nạn cháy rừng và các cơn nóng bức ở Tasmania, Victoria và Nam Úc.

Ở hải ngoại, hiện tượng thời tiết khắc nghiệt cũng bi thảm không kém, với các trận cháy rừng ngày càng gia tăng tại California, một cơn lạnh giá khủng khiếp tại nhiều nơi ở Hoa kỳ cùng một luồng hơi nóng thổi qua khắp lục địa Âu châu.

Chủ tịch Hội đồng Khí Hậu Úc châu là bà Amanda McKenzie cho biết, trong 4 năm qua các hiện tượng nầy ngày càng gia tăng về tính chất khắc nghiệt và thường xuyên hơn.

“Khi nạn ô nhiễm gia tăng trong không khí do than đá, dầu hỏa và khí đốt, chúng ta thấy lượng khí nầy giữ lại hơi nóng trên toàn thế giới và ảnh hưởng đến nhiệt độ toàn cầu vốn gia tăng từng năm một. Việc nầy khiến dẫn đến cá sự kiện thời tiết khắc nghiệt trên toàn cầu”.

Phúc trình có tên là ‘Weather Gone Wild’ tạm dịch là ‘Thời tiết Trở Nên Khắc Nghiệt’, do Hội đồng Khí hậu soạn thảo đã tìm thấy, năm 2018 là năm nóng kỷ lục trên các đại dương của chúng ta.

Bản phúc trình cũng tiết lộ, trong 10 năm thì có đến 9 năm nóng kỷ lục tai Úc, kể từ năm 2005.

“Khi quí vị nhìn vào biểu đồ nhiệt độ trong dài hạn, quí vị sẽ thấy một vài năm nhiệt độ nóng, thế nhưng một số năm khác lại mát hơn".

"Tuy nhiên trong hơn 40 năm qua, chúng ta chỉ thấy nhiệt độ luôn ở trên mức trung bình, vì vậy chúng ta chứng kiến khuynh hướng dài hạn, là thời tiết ngày càng nóng hơn và khí hậu lại càng nóng hơn”, Amanda McKenzie.

Các thiên tai do hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, cũng có hậu quả về mặt tài chính nữa.

Trong năm 2018, các công ty bảo hiểm đã phải trả đến 1,2 tỷ đô la, cho các đơn bồì thường do các thiên tai.
“Chúng ta sẽ giảm mức khi thải từ 26 đến 28 phần trăm vào năm 2030, qua quỹ giảm bớt khí thải và nhiều biện pháp khác để có thể đạt được mục tiêu, khi chúng ta trước đó đề ra mục tiêu và cố gắng để đạt đến”, Scott Morrison.
Giám đốc Chương trình Khí hậu và Năng lượng thuộc Viện Úc châu là ông Richie Merzian nói rằng, con số đó sẽ gia tăng, khi các hiện tượng như vậy có lần được xem là hiếm xảy ra, thì nay lại là một chuyện bình thường.

“Hóa đơn của các công ty bảo hiểm hiện gia tăng năm nầy qua năm khác trên toàn cầu, tôi nghĩ năm rồi là khoảng 300 tỷ đô la với các công ty bảo hiểm trên toàn thế giới".

"Chúng ta thấy các công ty tái bảo hiểm quan trọng, vốn là những tổ chức thực sự đài thọ vấn đề bảo hiểm địa phương tại hầu hết các quốc gia, thực sự hiện gặp khó khăn trong việc chi trả”, Ritchie Merzian.

Ông nầy cho rằng, các hiện tượng thời tiết cực độ và thường xuyên hơn, cũng dẫn đến kết quả là việc gia tăng tiền bảo phí.

“Việc nầy có thể xảy ra, khi bảo phí của mọi người có thể gia tăng, khi chúng ta biết được nhiều hơn về tính chất của cá sự kiện thời tiết khắc nghiệt nầy, cũng như việc thường xuyên xảy ra và mức độ trầm trọng của chúng như thế nào, vì vậy đó là một mối nguy hiểm thực sự”.

Còn bà Amanda McKenzie thuộc Hội đồng Khí hậu, hiện kêu gọi chính phủ phải hành động.

“Mọi người đang nghĩ về việc, làm thế nào chúng ta mang lại một tương lai tốt đẹp hơn cho con cháu chúng ta, vì vậy tôi nghĩ khi mọi người khi đi bầu vào kỳ bầu cử lần nầy, họ sẽ nhớ đến muà hè khắc nghiệt nầy và các sự kiện thời tiết cực độ hồi năm rồi, họ sẽ xem xét chuyện nầy trước khi bỏ phiếu”.

Trong khi đó Thủ tướng Scott Morrison cho biết, chính phủ có một số các chính sách, để giúp đối phó với tình trạng thay đổi khí hậu.

“Chúng ta sẽ giảm mức khi thải từ 26 đến 28 phần trăm vào năm 2030, qua quỹ giảm bớt khí thải và nhiều biện pháp khác để có thể đạt được mục tiêu, khi chúng ta trước đó đề ra mục tiêu và cố gắng để đạt đến”, Scott Morrison.

Còn Lao động cho biết, họ có kế hoạch để hé lộ những gì được gọi là một chính sách về khí hậu ‘rất toàn diện’, trước ngày tổng tuyển cử vào cuối năm nay.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share