Trong khi đó, văn phòng khí tượng cảnh cáo hiễm họa cháy rừng gia tăng khi các đợt khínóng thổi xuống các tiểu bang đông nam nước Úc cũng vào cuối tuần.
Các trận bão tuyết được gọi với tên là 'bomb cyclone', tạm dịch là 'bom bão' để chỉ các trận bão khủng khiếp với sức tàn phá như một quả bom, đã diễn ra suốt vùng đông bộ Hoa kỳ và Canada, khiến hàng ngàn chuyến bay bị hủy bỏ.
Các trận bom bão đã tàn phá dọc theo duyên hải phía đông nước Mỹ và đổ xuống gần nửa mét tuyết, cùng sức gió như trận bão, khiến trường học và các văn phòng phải đóng cửa.
Có hơn 3200 chuyến bay bị hủy bỏ và nhiệt độ xuống đến âm 40 độ bách phân, diễn ra sau cơn bão.
Cơ quan Khí tượng Hoa kỳ cảnh cáo, các cơn gió lên đến 113 kí lô mét giờ ập đến một vài vùng, với khoảng 60 triệu người ở trên đường đi của bão.
Một vài nơi thuộc các tiểu bang Massachusetts và Rhode Island, đã bị chôn vùi dưới tuyết dày gần một mét.
Có hơn 13 triệu người, từ tiểu bang Virginia cho đến Maine, hiện được cảnh báo về các trận bão tuyết khủng khiếp, khi toàn nước Mỹ trải qua đến ngày thứ 10 với nhiệt độ thấp kỷ lục, khiến một số người thiệt mạng.
Ngoài ra có hơn 100 ngàn hộ dân đã mất điện, trong các cơn bão.
Các chuyến bay tại các phi trường La Guardia và JFK đã bị đình hoãn.,
Thống đốc tiểu bang North Carolina Roy Cooper cho biết, các trận bão tuyết đã cướp đi hai sinh mạng.
"Nhiệt độ giá lạnh hết sức khắc nghiệt diễn ra tại đây, trong những ngày qua và sẽ tiếp tục cho đến cuối tuần".
"Đáng buồn là khi chúng tôi biết được rằng, cho đến nay có 3 người ở Bắc Carolina đã thiệt mạng trong các cơn bão tuyết mùa đông".
"Còn có hai người đàn ông bị lật xe chết, tại một con suối ở thị trấn Moore".
"Chúng tôi còn nhận được tin về một cái chết, tại thị trấn Beaufort và vẫn đang tìm kiếm thêm chi tiết về chuyện nầy, trong lúc chúng tôi luôn luôn cầu nguyện cho các gia đình nạn nhân", Roy Cooper.
Thời tiết lạnh giá khiến cho loài bò sát trên cây như kỳ nhông từ các cành cây, đã rơi xuống đất trong các cơn bão tuyết ở Florida, còn các con rùa biển nổi lên dật dờ gần bờ biển, trong khi người ta trông thấy xác một con cá mập chết và bị trôi giạt trên bãi biển đầy tuyết ở Cape Cold Bay.
Trong khi đó, văn phòng Khí tượng Úc châu cảnh cáo về nguy cơ cháy rừng, di chuyển về khu vực đông nam nước Úc, vào cuối tuần nầy.
Nhiệt độ rất nóng được dự báo tại Tây Úc hôm nay, thứ sáu với nhiệt độ nầy sẽ lan rộng ra khắp vùng đông nam nước Úc.
Ông James Taylor thuộc văn phòng khí tượng cho biết, một số khu vực trong đó có Adelaide, Melbourne và một số khu ngoại ô miền tây của Sydney, sẽ chứng kiến nhiệt độ lên đến trên 40 độ.
"Hiểm họa cháy rừng là mối quan tâm đặc biệt, vì vậy trên một khu vực rộng lớn của vùng đông nam tiểu bang Nam Úc và phía tây tiểu bang Victoria, nguy hiểm về hỏa tai từ quan trọng cho đến cực độ, diễn ra nơi có nhiều khu vực dân cư sinh sống đông đúc".
"Vào lúc nầy, chúng tôi dự đoán mức độ nguy hiểm hỏa hoạn, tại rặng núi Lofty và vùng bình nguyên đông nam của Nam Úc", James Taylor
"Ngay cả khi hạ cửa kính xe hơi xuống, hay ở trong một xe lớn hơn cũng chẳng có gì khác biệt, nhiệt độ sẽ hết sức nóng bức trong xe, dù chỉ là một thời gian ngắn mà thôi", Jenny Mikakos.
Lệnh cấm đốt lửa toàn diện, chưa được loan báo tại New South Wales và lãnh thổ thủ đô, vào lúc nầy.
Thế nhưng Victoria và Tasmania, hiện đối phó với lệnh cấm đốt lửa toàn diện trong tiểu bang, khi nhiệt độ lên trên 40 độ vào ngày mai thứ bảy.
Còn dân chúng Sydney được cảnh báo, nên trông nom các bậc cao tuổi láng diềng, giữa lúc nhiệt độ dự đoán lên đến 45 độ, đặc biệt là vùng miền tây Sydney, như 45 độ tại Penrith, 44 tại Richmond, 43 tại Liverpool, Blacktown và Campbelltown vào ngày chủ nhật.
Người ta còn dự đoán, thời tiết nóng tại khu vực Sydney sẽ kéo dài cho đến tuần tới, trước khi trở lại dịu mát.
Canberra dự báo sẽ đạt đến 36 độ vào thứ bảy và nhiệt độ thấp vào ban đêm là 20 độ, thế nhưng vào chủ nhật nhiệt độ lên đến 38 độ, với hy vọng sẽ có được một cơn mưa vào buổi tối.
Được biết các cơn gió nóng khiến nhiều người thiệt mạng, hơn là các thiên tai khác.
Trong khi đó, Thủ hiến Tasmania là ông Will Hodgman khuyến cáo, dân chúng và những ai đến viếng thăm tiểu bang nầy, hãy tuân thủ các cảnh báo về cháy rừng một cách nghiêm chỉnh.
"Đây không phải là lúc cho bất cứ ai, có thể tự mãn khi chấp nhận các rủi ro, hoặc đánh giá thấp về mức độ nguy hiểm có thể xảy ra trong các cộng đồng, bởi vì có thể đó là những trường hợp tàn phá cùng hậu quả khủng khiếp, khi mọi người không đặc biệt chú ý cẩn thận".
Trong khi đó, chính phủ Victoria thúc giục các bậc cha mẹ, tránh để con trẻ hay thú nuôi trong xe hơi, trong thời gian có dự đoán nhiệt độ sẽ lên đến mức khắc nghiệt nhất vào cuối tuần nầy.
Bộ trưởng về Gia đình và Trẻ em của tiểu bang là bà Jenny Mikakos, cảnh cáo các bậc cha mẹ hãy biết rõ các nguy hiểm nầy.
"Ngay cả trong những ngày hè dịu mát đi nữa, chẳng bao giờ an toàn khi để trẻ em một mình trong xe hơi, ngay cả khi chỉ có 5 phút đi nữa, nhiệt độ bên trong xe có thể tăng gấp đôi".
"Ngay cả khi hạ cửa kính xe hơi xuống, hay ở trong một xe lớn hơn cũng chẳng có gì khác biệt, nhiệt độ sẽ hết sức nóng bức trong xe, dù chỉ là một thời gian ngắn mà thôi", Jenny Mikakos.
Ngày mai thứ bảy, Melbourne sẽ có một ngày nóng bức nhất trong gần 2 năm qua, với nhiệt độ dự báo là 41 độ tại thành phố, cùng các cơn gió bấc mang hơi nóng đến, với vận tốc dự đoán lên đến 90 kí lô mét giờ.
Thế nhưng một tin mừng đến cho lãnh thổ Bắc Úc, khi dự báo sẽ có các trận mưa mùa diễn ra, vào lúc thời tiết nóng bức xảy ra vào tuần tới.
Được biết thời tiết hết sức khô hạn thường diễn ra hàng năm, vào dịp tháng chạp trong năm tại vùng lãnh thổ Bắc Úc.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại