Các dữ kiện về mức thải khí toàn cầu cho thấy, cuộc khủng hoảng khí hậu là có thực và các nhà khoa học đặt ra kế hoạch 12 năm, nhằm tránh các hậu quả tệ hại nhất.
Ba năm sau khi có Hiệp ước Khí hậu Paris, các áp lực lại đè nặng lên các nhà lãnh đạo thế giới phải hành động.
Trong năm 2018, các nhà khoa học cảnh báo rằng nạn hạn hán sẽ trầm trọng hơn và những cơn lũ lụt lại càng nhiều hơn nữa.
“Các tin tức, rồi âm thanh từ vụ động đất và sóng thần ở Indonesia, các trận hỏa hoạn tại Hy Lạp và Hoa kỳ, nạn hạn hán tại Úc..vân vân”.
Nhằm vẽ ra một bức tranh rõ nét hơn về khí hậu thay đổi, Hội đồng Khí hậu Liên hiệp quốc hồi tháng 10, đã công bố một thông điệp với tính cách hết sức khẩn cấp.
Ủy ban Liên Chính phủ về Thay đổi khí hậu với chủ tịch là ông Hoesung Lee cho biết, chỉ cần nhiệt độ tăng có nừa độ cũng tạo ra nhiều vấn đề.
“Vấn đề thay đổi khí hậu hiện diễn ra và ảnh hưởng đến mọi người, mọi hệ thống và cuộc sống của con người trên toàn cầu".
"Mỗi độ gia tăng đề gây ra nhiều vấn đề và có những ích lợi lớn lao khi giới hạn nó ở mức 1,5 độ bách phân, liên quan đến việc xóa đói giảm nghèo cũng như đạt được sự phát triển bền vững”, Hoesung Lee.
Đó là mức độ nóng ấm, cao hơn mức hồi thời tiền kỹ nghệ.
Trong một thế giới đã nóng hơn mức độ đó một độ, các khoa học gia kêu gọi thế giới nên ở dưới mức 1,5 độ nóng ấm như thế nào, cũng như so sánh với những gì xảy ra, khi mức gia tăng đến 2 độ.
Tổng Thư Ký Tổ chức Khí Tượng Thế giới là ông Peter Taalas cho biết, việc chọn ra mức độ 1,5 độ có nghĩa là, phải hành động trong 12 năm để đạt được các thay đổi chưa từng có, nhanh chóng và khó đạt được, trên mọi lãnh vực trong xã hội.
“Nó ảnh hưởng lên con người, lên hệ sinh thái trên toàn thế giới và chúng ta có thể giới hạn mức độ nóng ấm ở 1,5 độ bách phân, thế nhưng chúng ta cần thay đổi mọi thứ về việc, làm thế nào chúng ta điều hành công việc hôm nay".
"Một trong các vấn đề quan trọng là sẽ có 420 triệu người ít bị ảnh hưởng hơn do biến đổi khí hậu trên thế giới, với các quốc gia hải đảo, thuộc khu vực Địa trung Hải và cũng ở khu vực tiểu sa mạc Sahara ở Phi châu".
"Họ đang chịu nhiều đau khổ và sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất trong tương lai. Với 2 độ bách phân, chúng ta sẽ có một mùa hè không có băng giá tại các cực của trái đất mỗi năm, hay một lần trong 10 năm, thế nhưng với 1,5 độ, chúng ta chỉ thấy chuyện nầy xảy ra một lần trong khoảng một thế kỷ”, Peter Taalas.
Không hài lòng khi mọi việc nằm trong tay các chính trị gia, những nhà khoa học cũng kêu gọi các cá nhân, hãy có những chọn lựa về việc tiêu thụ một cách tốt hơn.
Một thành viên của Ủy ban Khí hậu Liên hiệp quốc, nữ khoa học gia Debra Roberts nói rằng, vấn đề ẩm thực, chuyện chuyên chở và các chọn lựa về tiêu thụ năng lượng, đều có các ảnh hưởng.
“Có những sự chuyển đổi lớn lao mà thế giới cần phải trải qua, liên quan đến năng lượng, đất đai, thành phố và kỹ nghệ, đó là một thông điệp thực sự có sức mạnh".
"Nó có nghĩa là mỗi chúng ta với tư cách cá nhân, có thể chọn lựa loại năng lượng chúng ta dùng trong cuộc đời, về các chọn lựa về thực phẩm có ảnh hưởng đến việc xử dụng đất đai".
"Nó cũng cho chúng ta biết là, chúng ta có thể thay đổi cách thức chúng ta cùng hành động với các thành phố trên thế giới, qua cách di chuyển mà chúng ta chọn để đi làm hay đi chơi".
"Nó cũng nói cho chúng ta biết ,là chúng ta có quyền hạn của người tiêu thụ, liên quan đến việc chỉ huy các ngành kỹ nghệ tiến bước đến đâu và loại hàng hóa nào sản xuất ra. Vì vậy nói chung, đó là một lời kêu gọi thực sự để hành động”, Debra Roberts.
Các nhà vận động nổi tiếng về khí hậu, như diễn viên và cựu chính trị gia Arnold Schwarzenegger, kể thêm những chuyện đàng sau thông điệp đó.
“Như tôi đã trình bày trước đây, tôi ngưng ăn thịt và nuôi gia súc, vốn tạo nên nhiều ô nhiễm hơn mọi phương tiện giao thông hợp lại, bởi vì chúng ta mất nhiều năng lượng cho các con bê lớn lên rồi bị giết thịt".
"Tôi muốn nói là, có thể thịt ăn ngon hơn, thế nhưng tôi nghĩ chúng ta nên suy nghĩ đúng đắn trước khi nhiều, về cả thế giới và dân số trên toàn cầu, vì vậy tôi ngưng tiêu thụ thịt 4 ngày trong tuần”, Arnols Schwarzenegger.
Ảnh hưởng của khí hậu thay đổi đã được cảm nhận, hầu như hết sức khắc nghieệt tại các hải đảo thấp hơn mực nước biển ở Thái bình Dương, vốn rất nguy hiểm khi nước biển dâng cao.
"Chúng tôi là những thiếu niên không chỉ thực sự quan tâm đến thế giới, mà rất quan tâm là đàng khác và chúng tôi cũng có ý kiến nữa”, Jean Hinchliffe.
Thủ tướng đảo quốc Tuvalu là Enele Sopoaga viếng thăm nước Úc vào tháng chạp mới đây, mô tả sự thay đổi khí hậu là một mối nguy hiểm duy nhất cho các hải đảo ở Thái bình Dương.
“Chúng ta từ từ bị nước biển tràn ngập, đó là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy, khí hậu thay đổi là một hiểm họa cho cuộc sống của người dân, sống tại các quốc gia thấp hơn mực nước biển và cũng nguy hiểm không kém, nó ảnh hưởng đến sự an ninh, tính chất bền vững dài hạn và sự thịnh vượng của họ. Rõ ràng từ các hồ sơ cho thấy, nước biển gia tăng chung quanh quốc gia Tuvalu”.
Trong khi đó, Ngoại trưởng của quốc gia Vanuatu là ông Ralph Regenvanu cho biết, nước ông mất gần 2/3 lợi tức kinh tế, sau khi bị trận lốc xoáy cấp 5 tàn phá.
Tuyên bố trước các nhà lãnh đạo thế giới trong cuộc họp về khí hậu của Liên hiệp quốc tại Ba Lan trong tháng nầy, ông cho biết những gì được gọi là chính sách với tham vọng cao, chỉ là một chọn lựa thực sự mà thôi.
“Phúc trình đặc biệt của Ủy ban Liên Chính phủ về Thay đổi khí hậu cảnh báo về mức nhiệt độ 1,5 độ bách phân, xác nhận tính chất cần thiết và khẩn cấp tuyệt đối về việc giới hạn nhiệt độ toàn cầu ở mức độ nầy".
"Những gì đàng sau chuyện nầy cho thấy, tình trạng không chịu đựng nổi của người dân nước tôi, đối với những hậu quả xa hơn nữa, liên quan đến khí hậu trên đời sống của họ".
"Việc nầy gây nhiều đau thương sâu xa nơi tôi, khi thấy người dân Hoa kỳ và các quốc gia phát triển khác trên thế giới, đã chịu những hậu quả khủng khiếp của các thảm kịch do khí hậu gây ra, trong khi các nhà thương thuyết chuyên nghiệp có mặt tại cuộc họp khí hậu COP24 đặt ra các giới hạn, qua bất cứ nhắc nhở nào về những mất mát và thiệt hại, sau các hướng dẫn của Hiệp định Paris".
"Nó cũng làm tôi thất vọng, khi thấy các quốc gia đó chịu trách nhiệm lịch sử về maặt thay đổi khí hậu, qua việc từ chối công nhận nghĩa vụ pháp lý trong thực hành, để giúp đỡ các quốc gia đang phát triển”, Ralph Regenvanu .
Trong khi đó, các dữ kiện về thải khí toàn cầu cho thấy, sau 3 năm với mức thải khí ổn định, các con số hiện gia tăng vào năm thứ hai trong một loạt gia tăng của năm 2018.
Vào cuối năm nay, mức độ khí thải nhà kính được dự báo gia tăng đến 2,7 phần trăm, với mức kỷ lục là hơn 37 tỷ tấn.
Một sự gia tăng trong việc xử dụng nhiên liệu hoá thạch như than đá, khiến tạo nên sự gia tăng nầy.
Nói chung, thế giới không ở trên con đường để đạt được mục tiêu thải khí của Hiệp ước Paris, vốn qui định là ở dưới 2 độ bách phân.
Pep Canadell thuộc Kế hoạch Khi thải Toàn cầu nói rằng, một nhóm 19 quốc gia đã giảm bớt khí thải trong một thập niên cho đến năm 2017, thế nhưng nước Úc không có trong số đó.
“Thế nhưng một thực tế ở đây là chỉ có 19 nước hoàn thành theo một đường lối khác biệt so với các quốc gia khác trên thế giới, một đường lối giảm bớt thán khí trong khi Tổng Sản Lượng Quốc gia G.D.P lại gia tăng, đó là các nước lớn là Mỹ và Anh".
"Tính chung, 19 quốc gia chịu trách nhiệm đến 20 phần trăm lượng khí thải toàn cầu, thế nhưng những nước khác hoặc mức thải khí gia tăng hay bao giờ, là do nền kinh tế không hoạt động tốt đẹp”, Pep Canadell.
Tại Úc, các học sinh quá chán nản khi phải chờ đợi các chính trị gia hành động về việc thay đổi khí hậu.
Còn quá nhỏ chưa đến tuổi đi bầu, thế nhưng thời gian chờ đợi không còn nữa, đã có 15 ngàn học sinh bãi khóa để biểu tình.
Một trong những nhà tổ chức là Jean Hinchliffe nói rằng, vấn đề quá to lớn để có thể làm ngơ cho được.
“Thực ra tôi nghĩ các học sinh đó, không phải là những người lãnh đạm thờ ơ".
"Chúng tôi là những thiếu niên không chỉ thực sự quan tâm đến thế giới, mà rất quan tâm là đàng khác và chúng tôi cũng có ý kiến nữa”, Jean Hinchliffe.
Một công ty bảo hiểm Đức báo cáo mức thua lỗ về mặt tài chính, do các thiên tai trong năm 2017, lên đến 330 tỷ đô la.
Chỉ riêng tại Mỹ, bất chấp những tin tức tốt đẹp trong phúc trình về Kế hoạch Khí Thải Toàn cầu, thì sự thay đổi khí hậu được dự đoán sẽ làm cho nền kinh tế co lại 10 phần trăm vào cuối thế kỷ.
Trong khi đó, một phúc trình do Tổ chức Y tế thế giới WHO tìm thấy, việc đạt được các mục tiêu của Hiệp định Khí hậu Paris, có thể cứu được một triệu sinh mạng trên toàn cầu vào năm 2040, chì qua việc giảm bớt tình trạng ô nhiễm không khí.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại