Họ không phải chờ đợi lâu khi ông Trump đã đụng độ với Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel và kêu gọi các nhà lãnh đạo Âu châu hãy gia tăng phần đóng góp về quân phí.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hứa hẹn sẽ có những gì ông gọi là thời gian thú vị, tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Brussels và ông giữ đúng theo lời hứa của mình.
Sau khi chỉ trích các quốc gia châu Âu, vì không đạt được mục tiêu chi tiêu quốc phòng là 2 phần trăm thu nhập quốc gia, nay ông nói rằng ông thực sự muốn có một mục tiêu đóng góp là 4 phần trăm.
Ông Trump cho biết, Hoa Kỳ đã trả nhiều hơn phần của mình trong một thời gian quá lâu.
“Trong năm vừa qua, có khoảng 40 tỷ đô la hay hơn nữa đã được các quốc gia khác đóng góp cho Nato, thế nhưng đó vẫn không đủ"
"Hoa kỳ hiện đóng góp nhiều quá và các nước khác không chi đủ, đặc biệt là một số quốc gia, vì vậy chúng tôi sẽ có cuộc họp về chuyện nầy”, Donald Trump.
Nhiều quốc gia đã cam kết đạt được mục tiêu ban đầu vào khoảng năm 2024, với tổng thư ký NATO là ông Jens Stoltenberg tái khẳng định mục tiêu, là 2 phần trăm.
Thế nhưng một lát sau, các bình luận đến từ một trang mạng tweet của ông Trump nói rằng, mức chi tiêu cần thiết phải được đẩy mạnh ngay lập tức.
Trước các cuộc đàm phán, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk nhân danh cho cả Hoa Kỳ và châu Âu, đã kêu gọi lẽ thông thường chiếm ưu thế.
“Nước Mỹ thân mến, hãy ca ngợi các đồng minh của chúng ta. Sau cùng thì Hoa kỳ chẳng còn nhiều đồng minh".
"Còn các bạn Âu châu, hãy cho tiêu những vào quốc phòng bởi vì mọi người tôn trọng một đồng minh chuẩn bị sẳn sàng và được trang bị đầy đủ”, Donald Tusk.
Tuyên bố với đài ABC tại Washington, nữ phát ngôn nhân đối lập về ngoại giao của Lao Động là bà Penny Wong cũng cảnh cáo Tổng Thống Trump, đừng nghĩ là các nước đồng minh tự nhiên mà có.
“Chúng ta chỉ muốn nhấn mạnh rằng, dù đó là Nato hay đó là một đồng minh với vùng Đông Á châu, đây là những thành tố then chốt của quyền lực Hoa kỳ, cũng như rất quan trọng khi thế giới bước vào một thập niên, mà chúng ta sẽ thấy không còn nghi ngờ gì là có nhiều biến động và nhiều thay đổi”, Penny Wong.
"Nato là tổ chức tốt cho Âu châu và cả Bắc Mỹ nữa”, Jens Stoltenberg.
Trước đó trong ngày trong một cuộc thảo luận với ông Stoltenberg, ông Trump đề cập riêng nước Đức để chỉ trích, khi ông đặt nghi vấn mối quan hệ giữa Đức và Nga, về một đường ống dẫn hơi đốt.
“Quí vị có quốc gia như Ba Lan không chấp nhận đường dẫn hơi đốt. Quí vị hãy nhìn vào một số quốc gia, chính sách ngoại giao không chấp nhận được nữa bởi vì không họ muốn bị lệ thuộc vào Nga".
"Thế nhưng Đức như tôi biết lại lệ thuộc vào Nga, do nước nầy nhận được nhiều năng lượng từ Nga".
"Vì vậy chúng ta giả như bảo vệ Đức, thế nhưng họ lại nhận năng lượng từ Nga, xin giải thích chuyện nầy”, Jens Stoltenberg.
Chẳg chút bối rối, Thủ Tướng Đức bà Angela Merkel đối đáp một cách sắc bén, khi nhấn mạnh về các kinh nghiệm của bà hồi còn trẻ, còn dưới sự cai trị của Liên Xô cũ.
“Hãy cho cơ hội, tôi muốn nước chính tôi đã có kinh nghiệm khi một phần nước Đức bị Liên Xô kiểm soát và ngày nay tôi rất vui lòng khi chúng ta đoàn kết trong tự do như một nước Cộng hòa Liên bang Đức và vì vậy có thể nói rằng, chúng ta quyết tâm trong chính sách của mình và đề ra chính sách của riêng mình".
"Đó là chuyện tốt đẹp cho người dân tại phần Đông Đức cũ”, Angela Merkel.
Cả hai sau đó đã gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh, về những gì ông Trump mô tả như là một cuộc họp tuyệt vời.
Tất cả cuộc thảo luận đều đi trước cuộc họp được lên kế hoạch của Tổng thống Trump với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Phần Lan, cũng như một chuyến đi dự kiến tới Anh.
Trước khi rời Brussels, ông Trump đã dự đoán cuộc họp Putin có thể là cuộc họp dễ dàng nhất, trong số các cuộc họp mới đây.
Trong khi đó, Anh quốc đang đối phó với hậu quả của những gì được xem các cuộc tấn công liên quan đến Nga trên đất Anh, bằng cách sử dụng chất độc của Nga.
Cố gắng giữ hoà khí, nhưng ông Stoltenberg vẫn tỏ ra kiên quyết.
“Trong lịch sử của Nato, chúng ta đã có nhiều sự bất đồng ý kiến và chúng ta có thể vượt qua mỗi lần như vậy, do cuối cùng chúng ta tất cả đồng ý rằng Bắc Mỹ và Âu châu đề cùng nhau an toàn hơn".
"Nato là tổ chức tốt cho Âu châu và cả Bắc Mỹ nữa”, Jens Stoltenberg.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại