Đại dịch coronavirus hiện hoành hành trên khắp thế giới trong suốt 18 tháng qua, với kết quả khiến cho hơn 3,4 triệu người chết.
Thế nhưng sự thực về chuyện làm thế nào COVID-19 xuất hiện, vẫn chưa được rõ.
Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden hiện ra hạn cho giới chức tình báo nước nầy trong 90 ngày, phải gia tăng gấp đôi nỗ lực để tìm ra nguồn gốc của virus và báo cáo lại với ông.
Tổng Thống cho biết, có các bằng chứng không đầy đủ để kết luận rõ ràng, liệu virus xuất phát từ việc tiếp xúc của con vật nhiễm bệnh với con người, hay từ một phòng thí nghiệm.
Phụ tá thư ký Tòa Bạch Ốc Karine Jean Pierre nói rằng, nước Mỹ muốn tiếp tục tạo áp lực lên Trung Quốc để tham gia trong cuộc điều tra quốc tế đầy đủ, minh bạch và có đủ bằng chứng.
“Trở lại hồi đầu năm 2020, Tổng Thống kêu gọi CDC hãy tiếp cận Trung Quốc để biết rõ hơn về virus, hầu chúng ta có thể chống lại một các hữu hiệu hơn".
"Biết rõ tận nguồn gốc của đại dịch nầy sẽ giúp chúng ta biết được, làm thế nào để chuẩn bị cho một đại dịch nữa và các đại dịch khác trong tương lai”, Karine Jean Pierre .
Việc nầy diễn ra khi một phúc trình trên nhật báo Wall Street viết rằng, dịch bệnh là từ một phòng thí nghiệm vi trùng học ở Vũ Hán, bài báo đã nêu lên nhiều nghi vấn về nguồn gốc của COVID-19.
Chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Hoa Kỳ là tiến sĩ Anthony Fauci nói rằng, trong khi ông và nhiều người nghĩ rằng dường như virus không xuất phát từ một phòng thí nghiệm, thì ông hậu thuẫn cho lời kêu gọi cần có một cuộc điều tra thông suốt hơn.
“Nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng đại dịch dường như là một sự kiện tự nhiên, như đã xảy ra với đại dịch SARS-coV-1, khi nó lan truyền từ con vật sang người".
"Thế nhưng chúng ta không biết rõ, một trăm phần trăm câu trả lời về chuyện đó".
"Kể từ khi nghi vấn nầy luôn được nêu ra, chúng ta cảm thấy mạnh mẽ khi tiếp tục cuộc điều tra và chuyển sang giai đoạn kế tiếp, trong cuộc điều tra mà WHO đã làm”, Anthony Fauci.
Trong khi đó tại Anh Quốc, ông Dominic Cummings là cựu cố vấn cao cấp trong chính phủ cho một ủy ban Quốc Hội biết rằng, tiên khởi Thủ Tướng xem coronavirus là một chuyện hù dọa và cho biết ông Boris Johnson sẽ tự tiêm virus trước màn ảnh truyền hình, để chứng minh chuyện nầy.
Ông Cummings cho biết, hàng ngàn người có thể đưa ra những lời hướng dẫn tốt đẹp hơn là Thủ Tướng Boris Johnson.
“Sự thực là các Bộ Trưởng cao cấp, những viên chức hàng đầu, hay các cố vấn cao cấp như tôi, đều cảm thấy thiếu sót các căn bản một cách thảm hại, khi công chúng có quyền mong đợi ở chính phủ trong cuộc khủng hoảng như thế nầy".
'Khi công chúng cần chúng ta nhất, thì chính phủ lại thất bại".
"Tôi muốn nói là mọi gia đình của những người qua đời một cách không cần thiết, thì tôi xin lỗi với tất cả tấm lòng về những lỗi lầm của tôi, đã gây ra trong chuyện đó”, Dominic Cummings.
Tuy nhiên ông Johnson bác bỏ các lời chỉ trích nói trên.
“Việc điều hành trong trận đại dịch nầy, là một trong những chuyện khó khăn nhất khi đất nước phải đối phó trong một thời gian dài".
'Chẳng có quyết định nào là dễ dàng cả, việc phải phong tỏa là một chuyện gây nhiều đau thương cho cả nước, để đối phó với đại dịch trên mức độ nầy quả hết sức khó khăn".
"Ở mỗi giai đoạn, chúng ta tìm cách giảm bớt số thương vong đến mức tối đa để cứu mạng và bảo vệ cho Dịch vụ Y tế Quốc gia NHS".
'Chúng ta luôn tuân theo các khuyến cáo khoa học tốt nhất”, Boris Johnson.
"AstraZeneca cung cấp các bằng chứng hôm nay cho thấy, Liên Âu biết được trong tiến trình nguyên thủy, là chính phủ Anh quốc có ưu tiên trong chuỗi cung cấp của nước Anh”, Hakim Boularbah.
Trong khi đó, biến chủng Ấn Độ của coronavirus dẫn đến sự gia tăng các trường hợp lây nhiễm tại Anh quốc, khiến nước Pháp loan báo sẽ áp đặt đòi hỏi cách ly với các du khách người Anh.
Các biện pháp nói trên theo sau những thủ tục tại các quốc gia Âu Châu khác như Áo và Đức và hy vọng sẽ hoàn thành vào tuần tới.
Việc nầy diễn ra khi con số các ca nhiễm mới hàng ngày tại Pháp đạt mức thấp nhất kể từ giữa tháng 9.
Câu chuyện tương tự cũng diễn ra tại Ấn Độ, khi con số nhiễm bệnh hàng ngày giảm bớt phân nửa, từ cao điểm là khoảng 400 ngàn trường hợp được ghi nhận hồi đầu tháng nầy.
Tuy nhiên chương trình chủng ngừa vắc xin dường như khá chậm, so với mục tiêu của chính phủ là tiêm chủng cho 300 triệu người vào tháng 8, với chỉ có hơn 42 triệu người nhận được cả hai mũi chích cho đến nay.
Sự bất quân bình trong con số vắc xin cũng được ghi nhận giữa các nước giàu, nơi các bệnh viện tư được tập trung, với các quốc gia nghèo hơn.
Được biết thủ đô Tân Đề Li của Ấn Độ đã tiêm chủng được 20 phần trăm cư dân với mũi vắc xin đầu tiên, trong khi chỉ có khoảng7,6 phần trăm tại tiểu bang Bihar nhận được tiêm chủng.
Ông K Srinath Reddy là giám đốc của Hiệp hội Y tế Công cộng Ấn Độ cho biết.
“Điều đó là ích lợi của mọi người, khi chủng ngừa càng nhiều và càng nhanh càng tốt, vì vậy khả năng tài chính không bao giờ là một rào cản cho mục tiêu đó".
"Do đó cả trên lãnh vực bình đẳng và hữu hiệu, chúng ta cần phải tiến hành việc tiêm chủng miễn phí”, K Srinath Reddy.
Trong khi đó, Liên Âu hiện tranh tụng với công ty AstraZeneca trước tòa án tại Bỉ, khi cáo buộc công ty sản xuất dược phẩm nói trên đã cung cấp vắc xin cho một số các quốc gia, trong khi công ty đã cam kết giao vắc xin nhanh chóng cho khối Liên Âu.
Liên Âu mong muốn, tòa án ra lệnh cho công ty phải giao thêm 90 triệu liều vắc xin trước cuối tháng 6 và số 180 triệu liều còn lại, vào cuối tam cá nguyệt thứ ba của năm 2021.
Luật sư biện hộ cho AstraZeneca là ông Hakim Boularbah, bác bỏ bất cứ sai trái nào và nói rằng, công ty luôn luôn hành động tốt nhất để hoàn thành các cam kết.
“Vắc xin AstraZeneca phù hợp đầy đủ với các điều kiện về thỏa thuận mua vắc xin với Liên Âu".
"AstraZeneca cung cấp các bằng chứng hôm nay cho thấy, Liên Âu biết được trong tiến trình nguyên thủy, là chính phủ Anh quốc có ưu tiên trong chuỗi cung cấp của nước Anh”, Hakim Boularbah.
Trong khi đó, Cơ quan Y tế Âu Châu hiện xem xét trường hợp tử vong của một phụ nữ người Bỉ, bị bệnh đông máu và tiểu cầu thấp, sau khi nhận được tiêm chủng với vắc xin Johnson and Johnson.
Cơ quan nầy cho biết, phúc trình đầu tiên về tử vong theo sau việc sử dụng loại vắc xin với một liều duy nhất, mặc dù trước đó đã có 3 cái chết liên quan đến việc tiêm chủng tại Mỹ.
Hiện Bỉ đã ngưng việc tiêm chủng vắc xin, cho những người dưới 41 tuổi.
Để biết được các biện pháp về y tế và hỗ trợ hiện có, nhằm đối phó với đại dịch COVID-19 bằng tiếng Việt, xin vào trang mạng sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại