Đại dịch coronavirus chứng kiến sự gia tăng khuynh hướng cực hữu trên trang mạng xã hội

یک زن در حال استفاده از گوشی تلفن همراه خود

یک زن در حال استفاده از گوشی تلفن همراه خود Source: Getty

Một cuộc nghiên cứu những người Úc sử dụng diễn đàn truyền thông mạng cho thấy, ‘khuynh hướng ngã sang cực hữu’ đã gia tăng trong thời buổi đại dịch coronavirus. Cuộc khảo sát trên nền tảng truyền thông xã hội Gab cho thấy, lời nói căm thù công khai chống lại người Do Thái trên trang mạng, là một phần của xu hướng gia tăng rộng rãi.


Việc lan truyền những thông điệp thù hận trên mạng, trở nên dễ dàng truy cập cho một số người sử dụng, vốn là những người chuyên ẩn nấp đằng sau màn hình trong khi đăng tải các nội dung gây khích động.

Bà Lydia Khali, một nghiên cứu gia thuộc Viện Alfred Deakin hết sức bực mình khi các nhóm cực hữu tạo nên các liên kết trên khắp thế giới.

“Chắc chắn là khuynh hướng phát triển thiên về cánh hữu, diễn ra trên khắp các nền dân chủ Tây Phương".

"ASIO đã lưu ý là hiện nay có đến 40 phần trăm các vụ đăng tải và đó là mức gia tăng lớn lao".

"Tại Mỹ dưới thời chính phủ Trump, rất nhiều nhóm cảm thấy được khích lệ”, Lydia Khali.

Nay một cuộc nghiên cứu cho thấy có 40 tài khoản tại Úc trên trang mạng xã hội Gab, vốn cho thấy có sự gia tăng việc phát triển trong thời buổi đại dịch của năm 2020.

Gab là một diễn đàn có trụ sở tại Mỹ tự xưng là vô địch về tự do ngôn luận, với ước lượng có khoảng 4 triệu người sử dụng, để bày tỏ quan điểm của họ trên toàn cầu.

Nội dung của cuộc nghiên cứu bao gồm, những than phiền về tự do bị giới hạn, thông tin sai lạc về COVID-19 và các cuộc thảo luận của phe cực hữu về sắc tộc.

Cuộc nghiên cứu liên quan đến Viện Đàm Thoại Chiến lược thuộc đại học Victoria và chuyên viên nghiên cứu là ông Mario Peucker cho biết, ông quan ngại về những lời lẽ hận thù đã được lan truyền trên trang mạng.

“Tôi nghĩ có khoảng từ 11 đến 12 phần trăm các đăng nhập trên Gab, đều có các nội dung công khai chống Do Thái và thù ghét rõ ràng".

"Đó là những gì chúng ta không thấy trước đây, vì vậy đó là một diễn biến tiến gần đến chủ nghĩa thượng tôn da trắng, những chuyện liên quan đến phát xít".

"Không phải mọi người trên trang mạng Gab ưa thích chuyện nầy”, Mario Peucker.

Cuộc nghiên cứu nhắm vào 3 tài khoản tích cực nhất, vốn sản xuất khoảng 75 phần trăm các tài liệu cực đoan, trong thời gian nghiên cứu.

Việc gia tăng nhiều nhất trên các tài khoản không chỉ trùng hợp với cuộc phong tỏa thứ hai tại Melbourne hồi năm 2020, mà còn trong các cuộc biểu tình đòi bình đẳng sắc tộc trên khắp thế giới.

Các khám phá cho thấy, một số các nội dung đăng tải nói về phong trào Black Lives Matter, lưu ý về những chủ nghĩa kỳ thị chống người da trắng và kêu gọi có sự phân biệt người da trắng.

Cuộc nghiên cứu cũng ghi nhận có sự gia tăng mạnh mẽ trên Gab, sau vụ tấn công vào nhà thờ Hồi Giáo tại Christchurch thuộc Tân Tây Lan, hồi tháng 3 năm 2019.

Hồi tháng 6 năm 2019, có 11 ngàn người sử dụng thuộc về một nhóm phụ tại Úc, thế nhưng con số đó gia tăng lên 45 ngàn vào tháng 3 năm nay 2021.

Tiến sĩ Peucker cho biết, khi những người sử dụng chuyển đổi diễn đàn một khi tài khoản của họ bị đóng lại, thì các nội dung có thể trở nên cực đoan hơn nữa.

“Mối nguy hiểm là nó trở thành một không gian phụ thuộc, mà mọi người có thể phát triển một tình cảm về cộng đồng, họ cảm thấy có thể liên kết với những người có đầu óc".

'Rồi những người có đầu óc lại có các quan điểm và quan niệm lý tưởng, mà rõ ràng là rất có hại cho nền dân chủ tại Úc”, Mario Peucker.
"Nếu quí vị muốn biết động lực của chủ nghĩa cực đoan, hãy soi gương đi”, Andrew Torba.
Hôm thứ ba vừa qua, Tổng Giám Đốc ASIO là ông Mike Burgess điều trần trước Ủy ban Ước Chi Thượng Viện cho biết, các cuộc điều tra về các chủ nghĩa cực đoan bạo động do các lý tưởng khích động, như những kẻ phân biệt chủng tộc hay những người theo chủ nghĩa quốc gia quá khích, hiện chiếm gần 50 phần trăm các trường hợp chống khủng bố trong nước.

Ông cũng cảnh cáo rằng những kẻ cực đoan do động cơ tôn giáo, là mối đe dọa khủng bố nguy hiểm nhất.

Trong khi đó, tiến sĩ Peucker quan ngại rằng một số nội dung trang mạng có thể gây tổn thương cho cộng đồng Hồi Giáo, vốn bị nhắm đến tại Tân Tây Lan, trong thời gian xảy ra vụ tấn công vào một thánh đường.

Bà Lydia Khalil thuộc Viện Alfred Deakin cho biết, có thể sẽ khó khăn khi theo dõi các nội dung như vậy, mà những người sử dụng không đặc biệt báo cáo chuyện nầy.

“Nhiều diễn đàn của trang mạng xã hội có các điều kiện về việc sử dụng dịch vụ cũng như các lời bình luận thái quá đi ngược các điều kiện đề ra, thế nhưng do họ quá lớn và quí vị biết các diễn đàn có hơn 2 tỷ người sử dụng và rất khó để cảnh sát và các cơ quan theo dõi những nội dung”, Lydia Khali.

Được biết SBS News đã liên lạc với Gab để bình luận về việc, làm thế nào để theo dõi các ngôn từ nguy hiểm trên trang mạng, nhằm giảm bớt nguy cơ của chủ nghĩa cực đoan.

Gab cũng được hỏi về các biện pháp chống kỳ thị và làm thế nào để chống lại những thông tin sai lạc.

Giám đốc của Gab là ông Andrew Torba cho SBS News biết.

“Miễn là họ không vi phạm luật pháp hay đưa ra những lời đe dọa bạo động, thì chúng tôi cho phép họ phát biểu tự do trên diễn đàn của chúng tôi".

"Nếu quí vị muốn biết động lực của chủ nghĩa cực đoan, hãy soi gương đi”, Andrew Torba.

Ông Andrew Torba cáo buộc, giới truyền thông đã cực đoan hoá một số người và gán nhãn hiệu cho họ là quá khích, trong khi chính họ tìm cách bảo vệ niềm tin, gia đình và đất nước họ.

Tiến sĩ Peucker cho biết, cần có những cuộc thảo luận rộng rãi hơn về ‘chuyện bạo động được xem là rõ ràng’ trên Gab và ‘một thông tin bị xem là xúi giục về mặt hình sự tại một nước nầy, có thể không phải như vậy tại một quốc gia khác.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share