Bầu cử Liên Bang 2019: Các trang mạng xã hội được yêu cầu tháo gỡ các quảng cáo không được phép

A Facebook user checks out his privacy settings on the popular app

A Facebook user checks out his privacy settings on the popular app Source: AAP

Ủy Ban Bầu cử Úc đã yêu cầu hai trang mạng xã hội khổng lồ là Facebook và Twitter tháo gỡ các quảng cáo chính trị không được phép từ các nhóm chống đảng Lao động và ủng hộ dự án khai thác than đá Adani.


Trong bối cảnh các đảng phái dốc toàn lực trong cuộc bầu cử liên bang hiện nay, một loạt các diễn viên chính trị thuộc các đảng quan trọng, cho đến các nhóm vận động như GetUp và Advance Australia, hiện cạnh tranh nhau để được những người theo dõi trên mạng hầu bấm vào, để like hay share.

Thế nhưng luật lệ được thông qua hồi năm rồi đòi hỏi, các quảng cáo trên trang mạng xã hội phải tiết lộ, ai là người trả tiền cho quảng cáo đó, mà hiện nay một số quảng cáo đã vi phạm.

SBS News tiết lộ rằng, Ủy ban Bầu cử Úc châu đã yêu cầu Facebook và Twitter gỡ bỏ các quảng cáo, thuộc một nhóm có tên là ‘Những Người Thất Nghiệp tại Queensland’ – Unemployed in Queensland’, sau khi Ủy ban cho biết quảng cáo đó không được phép.

Các quảng cáo nói trên mà SBS News thấy được, trong đó cáo buộc phó lãnh tụ đối lập Lao động là bà Tanya Plibersek, đã không quan tâm đến tình trạng thất nghiệp trong tiểu bang, do việc bà nầy chỉ trích dự án mỏ than Adani.

Được biết cuộc bầu cử đã nêu bật các lãnh vực mù mờ về luật lệ, liên quan đến những quảng cáo trên trang mạng xã hội.

Ông Andrew Hughes thuộc Đại Học Quốc Gia Úc châu giải thích.

‘Nếu tôi làm ra một quảng cáo và tôi chẳng trả tiền cho ai để quảng cáo đó được phát thanh hay truyền hình, nếu tôi chỉ đăng lên trang mạng chẳng hạn, bởi vì nếu tôi không trả tiền cho ai, thì căn bản đó không phải là một quảng cáo".

"Thế nhưng vào lúc tôi trả tiền để quảng cáo để được phát thanh hay truyền hình, hoặc share để trở thành một trang mạng được lưu ý đến, từ đó nó trở thành một quảng cáo đúng nghĩa. Vì vậy quí vị thấy, đó là một lãnh vực màu xám khi đen trắng không minh bạch”, Andrew Hughes.

Được biết trang mạng vô danh trên Facebook, có tên là ‘Những Người Thất Nghiệp tại Queensland’, hiện có 1800 người theo dõi và trên Twitter có 1600 người.
“Các tổ chức đó không đề ra việc bầu cử ứng cử viên nào, vì vậy trong cách thức nầy, họ lợi dụng sự yếu kém của luật lệ bầu cử, để tìm cách gây ảnh hưởng đến kết quả bầu cử, mà không chịu trách nhiệm về hành động của họ”, Andrew Hughes.
Cả hai trang mạng xã hội nói trên tại Queensland, thường xuyên đăng các quảng cáo chống lại đảng Lao động và ủng hộ mỏ than gây nhiều tranh luận Adani, với một ý kiến trên Facebook viết như sau.

“Ông Bill Shorten tiết lộ một chính sách năng lượng, vốn sẽ có ảnh hưởng tệ hại cho các cộng đồng địa phương, khi họ lệ thuộc vào các ngành kỹ nghệ như nông nghiệp và hầm mỏ để sinh sống, chưa kể đến chuyện mất đi hàng tỷ đô la. Đảng Lao động hiện biến thành đảng Xanh điên cuồng mất rồi”.

Ủy ban Bầu cử Úc châu cho SBS News biết rằng, Facebook đã bị ngăn chận và các quảng cáo bị gỡ xuống, sau khi Ủy ban báo động với trang mạng xã hội nầy.

Ủy ban cho biết, họ đang chờ hồi đáp từ Twitter vốn cũng được báo động về các quảng cáo bất hợp pháp. Ủy ban cho biết.

“Ủy ban Bầu cử Úc châu hiện cộng tác chặt chẽ với các công ty phụ trách trang mạng xã hội".

"Năm nay chúng ta yêu cầu Facebook tháo gỡ các quảng cáo bầu cử và các hình ảnh cùng video không được phép, trên 4 trang của Facebook”, Ũy Ban Bầu Cử Úc Châu.

Còn ông Hughes nói răng, một số nhó lợi dụng luật lệ lỏng lẻo và thiếu sự trừng phạt thích hợp.

“Một vài tổ chức hiện thử nghiệm khu vực xám đó, bởi vì vào lúc nầy không ai thực sự lấy các quảng cáo đó ra".

"Những gì tổ chức Cambridge Analytica đã làm là cho người ta thấy được, sự phức tạp của các quảng cáo chính trị trong thời đại kỹ thuật số và chúng ta cũng đang chứng kiến tại Úc nữa”, Andrew Hughes.

Được biết Cambridge Analytica thu thập các dữ kiện từ hàng triệu người xử dụng Facebook, để giúp định hướng các cử tri vào các chiến dịch quảng cáo đặc biệt của họ.

SBS News gởi một số câu hỏi đến trang Facebook có tên là ‘Những Người Thất Nghiệp Tại Queensland’, để hỏi xem ai là người trả tiền cho một loạt các quảng cáo của họ, sau đó các tin nhắn được xem đến nhưng không hồi đáp.

Ông Hughes cho biết cần nên xét duyệt rộng rãi hơn, về các qui tắc đối với quảng cáo chính trị trên trang mạng xã hội, cũng như đề nghị có các chiến thuật hữu hiệu nhắm đến các nhóm có quảng cáo trên trang mạng xã hội.

“Các tổ chức đó không đề ra việc bầu cử ứng cử viên nào, vì vậy trong cách thức nầy, họ lợi dụng sự yếu kém của luật lệ bầu cử, để tìm cách gây ảnh hưởng đến kết quả bầu cử, mà không chịu trách nhiệm về hành động của họ”, Andrew Hughes.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share