Coronavirus là một ‘đối thủ quỷ quyệt’: Tiến sĩ Anthony Fauci

Dr. Anthony Fauci, director of the US National Institute of Allergy and Infectious Diseases

Dr. Anthony Fauci, director of the US National Institute of Allergy and Infectious Diseases Source: AAP

Một khoa học gia hàng đầu gọi coronavirus là một ‘đối thủ quỷ quyệt’, trong khi một chuyên gia khác quan ngại liệu COVID-19 có bị tận diệt hay không. Ngoài ra tình hình đại dịch diễn biến ra sao, tại các nơi trên thế giới?


Tiến sĩ Anthony Fauci, Cố vấn Y tế chính của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, mô tả COVID-19 là một "đối thủ quỷ quyệt" trong một hội nghị của Vatican, về các mối đe dọa sức khỏe toàn cầu.

Trong số những thách thức mà COVID-19 đưa ra, ông nhấn mạnh khả năng thay đổi và xuất hiện của nó với các biến thể mới.

Ông nói với cuộc họp trực tuyến hôm thứ Năm rằng, đại dịch đã khẳng định rằng đức tin và khoa học đang không ngừng phát triển và các nhà khoa học đặc biệt phải khiêm tốn thừa nhận là, họ không phải lúc nào cũng có câu trả lời.

“Khi chúng ta trải qua một tình huống rất khó khăn, chẳng hạn như sự phát triển của một đợt bùng phát, những người không đánh giá cao sự phát triển của sự hiểu biết và sự phát triển của kiến ​​thức sẽ cho rằng, quí vị sẽ thay đổi một số quan điểm của mình vì bản thân dữ liệu sẽ không nhất thiết phải thay đổi, nhưng dữ liệu bổ sung thay đổi kiến ​​thức của quí vị".

"Trong khi đó, kiến ​​thức của quí vị có thể đi từ mức tối thiểu và quí vị đang hành động dựa trên 'đức tin', so với bằng chứng và dữ liệu thực tế đáng kể, điều này mang lại cho quí vị một nền tảng lớn hơn nhiều”, Anthony Fauci.

Hội nghị đã được chuẩn bị chu đáo, trước khi đại dịch bùng phát vào năm ngoái và năm nay, trong lúc cả thế giới đang cùng nhau tìm ra các giải pháp để chấm dứt cuộc khủng hoảng y tế.

Hội đồng Âu châu đề nghị các quốc gia thành viên hợp lực để phát triển thuốc chống COVID-19, trên toàn khối gồm 27 quốc gia.

Ngoài các hợp đồng vắc xin đã được bảo đảm, họ đang tìm cách thiết lập một danh mục gồm 10 phương pháp điều trị COVID-19, với mục đích cấp phép ba loại thuốc mới vào tháng 10.

Trong khi đó, bà Stella Kyriakides ủy viên y tế của EU cho biết, họ cần phải tiến hành nhanh chóng, thế nhưng tự tin sẽ tiêm phòng cho hầu hết người dân Châu Âu trong vòng vài tháng tới.

“Hiện tại, hơn 30% dân số Liên Âu đã được tiêm liều đầu tiên, đối với liều thứ hai, chúng tôi đã đạt được 12%".

"Ở mỗi quốc gia thành viên, dù lớn hay nhỏ, các trung tâm tiêm chủng đều được huy động và mọi công dân đang được tiêm chủng với số lượng ngày càng tăng".

"Tôi muốn nói rằng trong Liên minh Châu Âu, giờ đây chúng ta có thể tự tin nhìn về phía trước rằng, chúng ta sẽ có thể đạt được mục tiêu tiêm chủng cho 70% dân số vào tháng Bảy”, Stella Kyriakides.

Trong khi đó, các ca nhiễm mới ở Ấn Độ đạt kỷ lục hàng ngày tồi tệ khác vào thứ Năm, khi nhu cầu về oxy y tế tăng gấp bảy lần, với việc ngừng hoạt động ở một số thành phố và tiểu bang.

Số trường hợp mới được xác nhận đã vượt quá 400 ngàn vụ lần thứ hai, kể từ khi đợt gia tăng kinh hoàng bắt đầu vào tháng trước.

Các trường hợp mới đã đẩy con số chính thức của Ấn Độ lên hơn 21 triệu.

Trong khi đó ông K. Vijay Raghvan, cố vấn khoa học chính của chính phủ cho biết, giai đoạn này của đại dịch là "thời điểm rất quan trọng đối với đất nước", và ông cũng cảnh báo về một làn sóng lây nhiễm thứ ba ở Ấn Độ.

“Giai đoạn 3 là chuyện không tránh khỏi, đặc biệt với mức độ lây nhiễm cao hơn của virus, thế nhưng không rõ vào lúc nào thì giai đoạn 3 nầy sẽ xảy ra".

"Hy vọng là nó tăng dần, nhưng chúng ta nên chuẩn bị cho những làn sóng lây nhiễm mới”, K. Vijay Raghvan.

Ở nước láng giềng Pakistan, người dân ở Karachi đã xếp hàng dài để được tiêm vắc-xin COVID-19, dường như họ bị thúc đẩy do cuộc khủng hoảng y tế ở Ấn Độ.

Người đứng đầu một trung tâm tiêm chủng COVID-19 ở Karachi, Tiến sĩ Syed Farhat Abbas Shah cho biết, chỉ ba ngày trước đó trung tâm của ông đã tiêm vắc xin cho khoảng 2.000 người, vào thứ Năm thì đã có hơn 45 ngàn người đã đến để chích ngừa.

“Virus không có ranh giới, khi mọi người thấy tình trạng tồi tệ hơn ở Ấn Độ, đó là lý do mọi người bắt đầu đến trung tâm COVID-19 để được tiêm vắc-xin".

"Trên khắp Pakistan, mọi người hiện đang thể hiện sự quan tâm của họ đối với việc tiêm chủng".

"Hôm nay, chúng tôi đã tiêm chủng cho hơn 45.000 người ở trung tâm này”, Syed Farhat Abbas Shah.
"Chúng ta phải tự hào về mô hình hào phóng và cởi mở này, nếu có một chủ nghĩa dân tộc vắc-xin thì nó không đến từ châu Âu”, Emmanuel Macron.
Trong khi đó các hành khách đã tranh nhau lên các chuyến bay cuối cùng ra khỏi Nepal vào thứ Năm, trước khi lệnh cấm đi lại quốc tế có hiệu lực vào cuối ngày.

Các chuyến bay đang bị tạm dừng, sau khi các trường hợp coronavirus hết sức thảm hại gia tăng tại Ấn Độ.

Hầu hết các chuyến bay trong và ngoài Nepal, đều đi qua Ấn Độ và các chuyến bay nội địa đã bị tạm dừng vào đầu tuần này.

Còn Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang cùng chính quyền Biden của Mỹ, ủng hộ việc chia sẻ công nghệ có giá trị đằng sau vắc xin COVID-19, nhưng cũng nhấn mạnh rằng ưu tiên trước mắt đối với các nước giàu hơn, là trước tiên phải tặng nhiều liều vắc xin cho các nước nghèo hơn.

Nhà lãnh đạo Pháp nói rằng ông "hoàn toàn" ủng hộ việc mở ra các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc xin COVID-19.

Ông cho biết, Liên minh châu Âu đang dẫn đầu trong việc quyên góp vắc xin và ông cũng kêu gọi Hoa Kỳ và Anh Quốc chia sẻ nhiều hơn nữa.

“Về việc tiêm chủng trên toàn thế giới, tôi muốn nhắc lại ở đây một điều quan trọng: Châu Âu là lục địa hào phóng nhất với phần còn lại của thế giới".

"Với liều lượng chúng tôi đã sản xuất, đã có khoảng 65 triệu cho chúng tôi và 45 triệu chúng tôi đã xuất cảng".

"Ngày nay chẳng hạn với các liều lượng do người Anh hoặc người Mỹ sản xuất, không có liều lượng xuất cảng nào, tôi nghĩ chúng ta phải nói điều đó".

"Chúng ta phải tự hào về mô hình hào phóng và cởi mở này, nếu có một chủ nghĩa dân tộc vắc-xin thì nó không đến từ châu Âu”, Emmanuel Macron.

Cuối cùng, một nhà khoa học hàng đầu của chính phủ Anh cho biết, COVID-19 khó có thể bị tiêu diệt hết và triển vọng về đại dịch vẫn khá ảm đạm trong trung hạn.

Giám đốc y tế của Anh, giáo sư Chris Whitty cho biết thế giới sẽ tiếp tục ghi nhận một số ca tử vong đáng kể, trừ khi có nhiều nỗ lực hơn để tiêm chủng cho những người dễ bị tổn thương trên toàn cầu.

Ông cũng cảnh báo rằng, trong khi coronavirus có thể trở thành một 'căn bệnh mãn tính, nhưng nhẹ hơn nhiều’ trong thời gian dài, các biến thể mới sẽ tiếp tục gây ra nhiều vấn đề.

Để biết các biện pháp hỗ trợ và sức khỏe hiện đang được áp dụng để đối phó với đại dịch COVID-19 bằng tiếng Việt, xin hãy vào trang mạng sbs.com.au/coronavirus.


Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share