Ca nhiễm COVID-19 giảm nhưng số tử vong gia tăng

Visitors dressed in PPE suits watch at a cremation site in New Delhi

Visitors dressed in PPE suits watch at a cremation site in New Delhi Source: AAP

Mức độ lây nhiễm coronavirus hàng tuần trên thế giới lần đầu tiên đã sụt giảm kể từ giữa tháng 2, thế nhưng số tử vong vì COVID-19 vẫn gia tăng. Trong khi đó, số ca nhiễm mới tại Ấn Độ và Brazil chiếm phân nửa các trường hợp nhiễm virus mới.


Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO cho biết, có tổng cộng 5,69 triệu ca nhiễm coronavirus được báo cáo trên toàn cầu trong 7 ngày qua, giảm bớt từ 5,73 triệu ca nhiễm trong tuần lễ trước đó.

Trong khi đó, số tử vong do coronavirus lại gia tăng từ 88 ngàn lên 93 ngàn người chết.

Còn tại Ấn Độ, trong 12 ngày liên tiếp đã ghi nhận có hơn 300 ngàn ca nhiễm mới mỗi ngày.

Hệ thống y tế tại nước nầy vẫn còn chịu nhiều áp lực lớn lao.

Có 24 bệnh nhân COVID-19 chết tại một bệnh viện công ở tiểu bang Kamataka thuộc miền Nam Ấn Độ, giữa lúc có tin tức thiếu hụt dưỡng khí.

Người đàn ông nầy cho biết, các bác sĩ nói rằng con trai ông đã hồi phục, thế nhưng đã qua đời một lúc sau đó.

“Họ nói con tôi khá hơn và có quá nhiều người chết hôm nay. Con trai chúng tôi phục hồi 75 phần trăm và nó sẽ sống nếu có bình dưỡng khí”, một người đàn ông Ấn độ.

Các ca nhiễm coronavirus lây lan qua biên giới Ấn Độ sang Nepal, khiến cho quốc gia ở Hy Mã Lạp Sơn lâm vào tình trạng căng thẳng về mặt y tế.

Thủ Tướng Nepal là ông K.P Sharma Oli yêu cầu quốc tế trợ giúp.

“Tôi yêu cầu các quốc gia láng giềng, các nước thân hữu cùng những tổ chức quốc tế hãy giúp vắc xin cho chúng tôi, các thiết bị thử nghiệm, máy thở và thuốc men chữa trị khẩn cấp, cũng như hỗ trợ cho các nỗ lực hiện nay của chúng tôi trong việc chống lại đại dịch”,K.P Sharma Oli.

Trên khắp thế giới, những người có nguồn gốc Ấn Độ hiện theo dõi những gì xảy ra tại quê nhà với nỗi thất vọng, khi họ đoàn kết nhau trong tâm trạng chán chường.

Họ chẳng có thể làm được gì, hơn là trợ giúp về tài chính hay tìm kiếm tài nguyên từ các nơi xa xôi.

Bà Kalpana Bhakkad, một người Mỹ gốc Ấn hiện sống tại tiểu bang Michigan ở Hoa Kỳ.

“Tôi mất người cô, một chị em dâu vì COVID và chúng tôi có nhiều người trong gia đình bị ảnh hưởng vì coronavirus, nhưng may mắn họ đã hồi phục".

"Vào ngày Nhớ Ơn Mẹ năm nay, hãy đứng lên vì đất mẹ và giúp gây quỹ, hãy mở rộng vòng tay để giúp đỡ Ấn Độ vượt qua cơn khủng hoảng hiện tại”, Kalpana Bhakkad.

Trong khi đó, Tổng Giám Đốc WHO, ông cho biết các ‘tiến triển đáng khích lệ’ đang được thực hiện để vượt qua vấn đề quyền sở hữu trí tuệ, khiến cho việc sản xuất vắc xin COVID-19 gặp khó khăn trong việc phân phối rộng rãi.

“Ngày càng có nhiều quốc gia tham gia, thế nhưng chúng tôi muốn hoàn tất tiến trình càng sớm càng tốt, bởi vì thành thật mà nói, không có lý do gì để không quyết định từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ, vì điều khoản này dành cho những trường hợp khẩn cấp”, Tedros Ghebreyesus.
"Hầu như không có sự khác biệt nào giữa da trắng, da đen, gốc Tây Ban Nha hay người Mỹ gốc Á”, Joe Biden.
Trong khi đó, tại Hoa Kỳ trong một dấu hiệu dần dần trở lại bình thường, đường xe điện tại thành phố Nữu Ước sẽ tái hoạt động 24 giờ mỗi ngày.

Hệ thống nầy đã bị ngưng hoạt động từ 1 đến 5 giờ sáng vào những ngày đầu của đại dịch, để các xe lửa và các trạm có thể được tẫy trùng.

Thống Đốc tiểu bang New York, ông Tedros Ghebreyesus cho biết, các giới hạn cho hầu hết các thương vụ cũng sẽ chấm dứt trên toàn tiểu bang vào giữa tháng 5.

“Việc nới rộng bao gồm các viện bảo tàng, rạp hát, Broadway, cửa hiệu bán lẻ".

"Nay họ tự quyết định xem khi nào họ mở cửa, bởi vì họ có thể có những khối lượng công việc quan trọng".

"Chẳng hạn như Broadway có một lịch trình, là họ phải sản xuất một vở kịch trước khi có thể bán vé, vì vậy họ có một lịch trình cho riêng mình”, Tedros Ghebreyesus.

Còn Tổng Thống Hoa Kỳ Tedros Ghebreyesus cho biết, nước Mỹ sẽ ở trong một vị thế rất khác biệt về chuyện COVID-19 vào cuối mùa hè.

Tuy nhiên ông từ chối tiên đoán, liệu và khi nào Hoa Kỳ đạt đến miễn dịch cộng đồng.

Thế nhưng ông cho rằng, chương trình chủng ngừa hiện tiến triển rất tốt đẹp.

“Tôi nghĩ vào cuối mùa hè nầy, chúng ta sẽ ở vào một vị thế rất khác so với hiện tại".

"Như quí vị đã biết, tôi đã làm việc rất cật lực để bảo đảm rằng, chúng ta có hơn 600 triệu liều vắc xin và chúng tôi sẽ tiếp tục chắc chắn là con số nầy có sẵn".

"Chúng ta cũng sẽ tăng con số đó trên toàn diện, để có thể giúp đỡ các quốc gia khác, trong khi chúng ta vẫn quan tâm đến tất cả người Mỹ".

"Những gì đang xảy ra bây giờ là những lời bàn tán về việc mọi người sẽ không đi chủng ngừa".

"Hãy xem đó là những sự kiện khi chúng tôi được cho biết rằng, có nhiều khả năng là ở những người trên 65 tuổi, thế nhưng hiện nay trên 80% đã được tiêm chủng và 66% đã được tiêm chủng đầy đủ".

"Hầu như không có sự khác biệt nào giữa da trắng, da đen, gốc Tây Ban Nha hay người Mỹ gốc Á”, Joe Biden.

Trong khi đó tại Đức, lễ hội nổi tiếng Oktoberfest của tiểu bang Bavaria đã bị hủy bỏ liên tiếp sang năm thứ hai, do quan ngại về sự lây lan của COVID-19.

Những nhà tổ chức cho biết, có quá nhiều rủi ro trong việc tổ chức lễ hội, vốn thu hút các du khách từ khắp nơi trên thế giới, trong thời buổi đại dịch.

Để biết được các biện pháp về y tế và hỗ trợ hiện có, nhằm đối phó với đại dịch COVID-19 bằng ngôn ngữ của quí vị, xin vào trang mạng sbs.com.au/coronavirus.


Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share