Viện trợ quốc tế đến Ấn Độ để khống chế dịch COVID-19 bùng phát

Russian Emergencies Ministry workers load medical supplies for India

Russian Emergencies Ministry workers load medical supplies for India Source: AAP

Viện trợ quốc tế từ khắp nơi đổ về Ấn Độ để giúp nước nầy trong cơn khủng hoảng do COVID-19. Tổ Chức Y Tế Thế Giới cho biết có hơn một tỷ liều vắc xin chống COVID-19 đã được phân phối trên toàn thế giới.


Các tiếp liệu khẩn cấp được chất lên một máy bay tại căn cứ Không quân Travis ở California, Hoa Kỳ.

Chiếc phi cơ chở hơn 400 bình oxy và máy tạo oxy, một triệu khẩu trang loại N-95 và một triệu các dụng cụ thử nghiệm nhanh COVID-19.

Được biết Hoa Kỳ là một trong nhiều quốc gia, trong đó có Úc, Trung Quốc, Pháp, Đức, Pakistan và Ái Nhĩ Lan đề nghị giúp đỡ cho Ấn Độ.

Ông John Buchanan phụ trách Chiến dịch Cargo cho biết, hoạt động đặc biệt nầy là một nỗ lực chung.

“Các dụng cụ thử nghiệm đến từ khu vực trung tâm nước Mỹ và một số khẩu trang từ khu vực Vùng Vịnh, một số khác từ các nơi thuộc bờ biển miền đông".

"Các bình dưỡng khí hiện đến từ cộng đồng địa phương cuả chúng tôi".

"Vì vậy quả là may mắn chúng tôi có các vật liệu được tập trung lại và chúng tôi có thể hỗ trợ cho chiến dịch nầy rất nhanh chóng”, John Buchanan .

Đó là những tiếp liệu hiện rất cần đến nhất.

Với khoảng 380 ngàn ca nhiễm mới, Ấn Độ nay có hơn 18,3 triệu ca nhiễm và chỉ đứng sau Hoa Kỳ mà thôi.

Bộ Y Tế cũng cho biết, có hơn 3600 người chết trong 24 gờ qua, khiến số tử vong tổng cộng vượt quá 200 ngàn người.

Các chuyên gia tin rằng, cả hai con số đều được dự đoán thấp, thế nhưng không rõ con số chính xác là bao nhiêu.

Giáo sư về Vi trùng học Lâm sàng tại Đại học Cambridge là ông Ravindra Gupta nói rằng, hãy còn quá sớm để đi đến kết luận mặc dù có các dấu hiệu cho thấy loại biến chủng hiện hoành hành tại Ấn Độ rõ ràng lây nhiễm mạnh hơn.

“Chúng tôi biết rằng biến chủng B117 vốn xuất xứ từ Vương quốc Anh, hiện hoành hành ở Ấn Độ".

"Chúng tôi biết những gì nó lây nhiễm ở các quốc gia khác và cách thức tiếp nhận sự lây nhiễm và chúng tôi cũng biết chúng dễ lây truyền hơn".

"Xét về cái gọi là biến thể tại Ấn Độ là B1617, đây là một loại virus cho đến nay vẫn chưa được tìm thấy và không được biết đến nhiều, thế nhưng nó có một số đột biến mà chúng ta biết".

"Dường như nó có thể tăng gấp năm lần khả năng lây nhiễm, hoặc khả năng lây nhiễm của protein đột biến".

"Vì vậy, nó mạnh hơn năm lần hoặc lây nhiễm nhanh hơn năm lần COVID-19 bình thường”, Ravindra Gupta.

Trong khi đó, Brazil sẽ trở thành quốc gia thứ hai có số tử vong vì COVID-19 vượt quá 400 ngàn người, chỉ đứng sau Mỹ.

Ấn Độ mới đây đã vượt quá Brazil trong số người chết hàng ngày, thế nhưng Brazil có tổng số cao hơn, mặc dù dân số nước nầy chỉ bằng 1 phần 6 so với Ấn Độ.

Một số người đổ lỗi các vụ tử vong là do thất bại của chính phủ ở mọi cấp, khi không đối phó đủ mạnh mẽ với đại dịch.

Sự bùng phát các ca nhiễm hiện nay là do biến thể P1 được tìm thấy tại Brazil, mà người ta tin rằng lây nhiễm mạnh hơn 2 lần rưỡi so với virus ban đầu.

Nhiều thành phố hiện cạn hết vắc xin và không thể thực hiện việc tiêm chủng mũi vắc xin như dự tính, trong khi những nơi khác chứng kiến những người xếp hàng dài chờ đợi, khi nhiều người lo sợ tiếp liệu không còn nữa.

Một viên chức cảnh sát ở Sao Paolo là Eduardo Brotero cho biết.

“Đó là một thảm họa giáng xuống thành phố chúng tôi, đây là một cuộc chiến mà kẻ thù quen thuộc với tất cả chúng ta, chúng ta phải xuống các hầm trú ẩn và chúng ta không thể không làm như vậy”, Eduardo Brotero.
"Thế nhưng nguy cơ gia tăng, do có chỉ số BMI cao hơn ở những người thuộc các nhóm người da đen, cũng như có vẻ cao hơn một chút ở các nhóm dân tộc Châu Á, tuy nhiên lại không đủ chắc chắn về dân số ở Á Châu”, Paul Aveyard.
Trong khi đó, Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO cho biết có hơn một tỷ vắc xin chống COVID-19 đã được phân phối trên khắp thế giới.

Tổng Giám Đốc WHO, ông Tedros Ghebreyesus cho biết, 82 phần trăm vắc xin đã được trao cho các quốc gia giàu có.

Ông nói thêm, chỉ có 0,3 phần trăm đến các nước có lợi tức thấp.

“Việc tiếp cận không công bằng với vắc xin, là một trong những thách thức quyết định của đại dịch, nhưng đó là thực tế".

"Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã bộc lộ nhu cầu cấp thiết về các hệ thống y tế phải linh hoạt hơn, để có thể đảm bảo tính khả dụng và khả năng tiếp cận công bằng với thuốc men và kỹ thuật y tế”, Tedros Ghebreyesus.

Trong khi đó, một cuộc nghiên cứu tại Anh quốc cho thấy, những người béo phì dường như bị COVID-19 nặng hơn và cần được chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện.

Cuộc nghiên cứu so sánh kết quả của 6,9 triệu bệnh nhân, từ các bác sĩ đa khoa và bệnh viện cho thấy, những người đã được cân từ tháng giêng cho đến tháng 4 năm 2020.

Các nhà nghiên cứu tìm thấy, mỗi lần một người có chỉ số cơ thể BMI gia tăng, thì các triệu chứng trở nên tệ hại hơn đến 5 phần trăm.

Bác sĩ Paul Aveyard là giáo sư về Y tế tại đại học Oxford cho biết, cuộc nghiên cứu cũng xem xét một loạt những nhóm sắc tộc.

“Những gì chúng tôi đang nói, là có nguy cơ gia tăng đối với tất cả mọi người khi họ có chỉ số sức khoẻ BMI cao hơn".

"Thế nhưng nguy cơ gia tăng, do có chỉ số BMI cao hơn ở những người thuộc các nhóm người da đen, cũng như có vẻ cao hơn một chút ở các nhóm dân tộc Châu Á, tuy nhiên lại không đủ chắc chắn về dân số ở Á Châu”, Paul Aveyard.

Một nguy cơ nhỏ diễn ra, ở những người mà chỉ số BMI là 23 hay thấp hơn, vốn được xem là khỏe mạnh.

Để biết được các biện pháp về y tế và hỗ trợ hiện có, nhằm đối phó với đại dịch COVID-19 bằng ngôn ngữ của quí vị, xin vào trang mạng sbs.com.au/coronavirus.
 

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share