Highlights
- Cuộc điều tra của WHO sẽ tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự nhập viện của ba nhà nghiên cứu.
- Giả thuyết nặng ký rằng virus có thể được mang vào phòng thí nghiệm để nghiên cứu và sau đó bị rò rỉ ra ngoài
- Tuần này Đại hội đồng Y tế Thế giới bắt đầu họp bàn giai đoạn tiếp theo về cuộc điều tra nguồn gốc coronavirus.
Theo The Wall Street Journal, những chi tiết trong báo cáo này tiết lộ cụ thể hơn trang thông tin của Bộ Ngoại Giao, phát hành vào những ngày cuối cùng của chính quyền cựu tổng thống Donald Trump.
Trang thông tin của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói vài nhà nghiên cứu tại một trung tâm nghiên cứu virus và các mầm bệnh khác của Vũ Hán, Trung Quốc, đã bị bệnh vào mùa thu năm 2019 với các triệu chứng giống COVID-19 và các bệnh cúm mùa thông thường.
Sau đó, chỉ tới trước khi cuộc họp của một cơ quan đầu não thuộc Liên Hiệp Quốc, dự định bàn thảo về giai đoạn tiếp theo của cuộc điều tra về nguồn gốc coronavirus, thì báo cáo của cơ quan tình báo tung ra đã tiết lộ chi tiết số lượng nhà nghiên cứu, thời gian mắc bệnh và thời gian họ đi đến bệnh viện, và sự thật là họ đã nhập viện.
Các quan chức Liên Hiệp Quốc mới và cũ từng đi theo cuộc điều tra đã thể hiện quan điểm khác nhau về bằng chứng trong báo cáo này. Một người cho rằng chi tiết do đối tác nước ngoài cung cấp nên cần thời gian điều tra và chứng thực. Một người khác khẳng định thông tin đến từ những nguồn có chất lượng cao và chính xác. Nhưng còn thiếu một chi tiết chưa tìm hiểu được là nguyên nhân chính xác tại sao những nhà nghiên cứu này bị bệnh.
Cuộc điều tra của WHO
Các nhà khoa học cho rằng khởi nguồn của SARS-CoV-2, virus gây ra COVID-19 là một sự tiến hoá sau khi virus bị truyền từ động vật ở một chợ hải sản sang con người, từ đó hạ thấp giả thuyết thứ hai đó là virus đã thoát ra từ một phòng thí nghiệm tại Viện nghiên cứu Virus Vũ Hán (Wuhan Institute of Virology).
Tuy nhiên theo The Wall Street Journal, giả thuyết thứ hai vẫn đang được tiếp tục điều tra, một phần là do Bắc Kinh vẫn thiếu minh bạch về giả thuyết phòng thí nghiệm này, và phần nữa là giả thuyết nguồn gốc động vật nay vẫn chưa xác định được đó là con vật nào.
Ca nhiễm chính thức đầu tiên của đại dịch COVID-19 được ghi nhận vào ngày 8 tháng 12 năm 2019.
Các nhà nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới đã đến Vũ Hán, Trung Quốc vào ngày 3/2/2021 nhằm điều tra nguồn gốc của virus đang hoành hành trên thế giới, đã giết chết hơn 3,4 triệu người, và có thể còn nhiều hơn nữa.
Tuy nhiên các chuyên gia đều đồng ý rằng họ không được tiếp cận đầy đủ tại hiện trường nên không thể ra phán quyết loại bỏ giả thuyết đây là một sự rò rỉ từ phòng thí nghiệm.
Nay chính quyền tổng thống Biden và Tổng thư ký LHQ Tedros Adhanom Ghebreyesus đều kêu gọi cần phải điều tra thêm về giả thuyết thứ hai này.
Tuần này, Tổ chức Y tế Thế giới bắt đầu cuộc họp Đại hội đồng Y tế Thế giới.
Giả thuyết virus có thể đã được mang vào phòng thí nghiệm và sau đó rò rỉ ra ngoài
The Wall Street Journal nói giả thuyết nặng ký cho đến nay là quá trình virus có thể xâm nhập vào phòng thí nghiệm. Năm 2012, một sáu thợ mỏ đã bị bịnh một cách bí ẩn sau khi dọn phân dơi tại một mỏ thuộc Tây Nam Trung Quốc. Ba trong số 6 người đã chết.
Các nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Virus Vũ Hán đã đến hiện trường điều tra, lấy mẫu từ những con dơi trong mỏ và đã xác nhận một vài dạng coronavirus mới sau khi nghiên cứu.
Bài báo cho biết bệnh tật của những người thợ mỏ có thể là điểm bắt đầu của cả hai kịch bản: virus phát sinh từ tự nhiên, truyền sang người, được mang đến phòng thí nghiệm để nghiên cứu và từ đó bị thoát ra ngoài.
Tuy nhiên đây là những nghi vấn đang cần được điều tra thêm nữa, mà chưa thể chắc chắn là thuộc kịch bản nào.