Đại dịch coronavirus giữ vị trí quan trọng trong bản ngân sách năm nay

باشگاه غواصی منلی

باشگاه غواصی منلی Source: SBS

Bản ngân sách liên bang được công bố vào thứ ba tới, sẽ là bản ngân sách thứ hai vấn đề đại dịch coronavirus chế ngự. Thế nhưng năm nay sẽ không nói đến hiểm họa của virus gây ra các thiệt hại, mà bàn đến chuyện chủng ngừa trên toàn quốc. Vấn đề cung cấp thiếu hụt, tiếp liệu đến chậm trễ và quan ngại về thái độ do dự tiêm chủng, tất cả đặt ra các khó khăn tài chính cho ông Tổng Trưởng Ngân Khố. Ngoài ra trong lúc kinh tế phục hồi mạnh mẽ, thì vẫn có một số lãnh vực phải lệ thuộc vào chủng ngừa để sống còn.


Trung tâm Bơi Lặn Manly ở Sydney là một cơ sở địa phương nổi tiếng gần 60 năm, đã lâm vào tình cảnh khó khăn trong 14 tháng qua, quản lý là ông Richard Nicholls cho biết.

“Chúng tôi ở Manly vốn là một địa điểm du lịch lớn lao và bị ảnh hưởng khá nhiều do COVID-19, cũng như khi biên giới bị đóng lại, du khách biến mất chỉ qua một đêm”, Richard Nicholls.

Doanh nghiệp nầy đã đối phó một vụ bùng phát thêm nữa, vụ trước xảy ra khi các bãi biển phía bắc Sydney bị phong tỏa trong 3 tuần lễ, trước thời điểm diễn ra lễ Giáng Sinh.

Nay họ hy vọng thời tiết với nước biển ấm áp, khi chương trình chủng ngừa thành công hiện tiến hành.

“Chủng ngừa là chìa khóa lâu dài cần phải có, để đưa toàn ngành của chúng ta phát triển trở lại".

"Vì vậy điều đó càng sớm càng có thể xảy ra, thực sự chuyện nầy không thể xảy ra đủ sớm".

"Việc đó càng bị trì hoãn, càng có nhiều báo chí nêu lên những tiêu cực".

"Sự kiện càng thiếu hụt nguồn cung, rồi không có khả năng tiêm chủng cho số lượng lớn người dân trong thời gian nầy, sẽ trở nên nghiêm trọng”, Richard Nicholls.

Với kế hoạch tiêm chủng bị chậm trễ, những đe dọa dịch bệnh bùng phát cùng việc phong tỏa ngắn hạn, tiếp tục ám ảnh các doanh nghiệp Úc.

Kinh tế gia Richard Holden cảnh cáo rằng, sự bất định có thể ảnh hưởng trầm trọng đến việc hồi phục kinh tế.

“Chúng ta hiện tụt hậu từ 9 đến 12 tháng, mà lẽ ra chương trình chủng ngừa đã được thực hiện".

"Việc đó dẫn đến một cái giá phải trả, so sánh với những gì lẽ ra đã được thực hiện trị giá hàng chục tỷ đô la”, Richard Holden.

Với mô hình từ Viện McKell đã dự đoán, về chi phí kinh tế của những ngày tiến hành việc chủng ngừa.

Các vụ phong tỏa ngắn hạn dự trù ​​sẽ tiêu tốn của nền kinh tế hơn 1,4 tỷ đô la, trong khi việc đóng cửa biên giới quốc tế đang diễn ra, sẽ mang lại con số thiệt hại lên đến 16,4 tỷ đô la.

Được biết, dự báo ngân sách tháng 10 năm rồi, được củng cố với giả định rằng, một đợt tiêm chủng vắc xin rộng rãi sẽ được thực hiện vào giữa năm 2021.

Cùng lúc, việc mở lại dần dần các biên giới quốc tế dự định là có thể vào cuối năm nay.

Sáu tháng sau, chính phủ thừa nhận cả hai mục tiêu đó dường như không thể đạt được

Họ đã lên kế hoạch tiêm chủng cho cả nước vào tháng 10 năm 2021.

Tổng trưởng Tài chính Simon Birmingham nói với Sky News rằng điều đó hiện đã quá khả năng và đẩy lùi kế hoạch mở lại biên giới cho các chuyến du lịch quốc tế cho đến năm 2022.

“Tôi nghĩ người dân Úc sẽ ngạc nhiên, nếu biên giới được mở cửa lại vào cuối năm nay, hay có thể sớm hơn thế nữa”, Simon Birmingham.
'Vì vậy tôi có thể tưởng tượng, đa số chúng ta sẽ không thể mở cửa lại lần nữa”, Richard Nicholls.
Đó không phải là tin tức mà kỹ nghệ giáo dục đại học muốn nghe đến, khi kỹ nghệ nầy vẫn còn bị cắt đứt với thị trường sinh viên quốc tế.

Bà Katrina Jackson là Giám đốc Hiệp hội Các Trường Đại học Úc Châu, vốn là tổ chức cao nhất cuả các trường đại học cho biết.

“Chúng ta là quốc gia có nền kỹ nghệ đứng hàng thứ tư trên thế giới, với 40 tỷ đô la mỗi năm và đó là những gì đóng góp vào nền kinh tế".

"Cảm ơn rất nhiều các sinh viên quốc tế, vốn đã giảm xuống khoảng 32 tỷ đô la trong tình trạng hiện nay”, Katrina Jackson .

Thị trường đó có thể không bao giờ hồi phục đầy đủ.

Do chương trình chủng ngừa của Úc gặp nhiều trở ngại, các nước khác như Hoa Kỳ hiện chạy trước trong việc tiêm chủng dân số nước họ, như bà Holden giải thích.

“Nếu quí vị nghĩ đến các thị trường du lịch, thị trường dành cho các sinh viên quốc tế, thì các quốc gia khác sẽ ở trong một vị thế có thể theo đuổi các khách hàng đó và những đồng đô la, trước cả chúng ta”, Richard Holden.

Bà Katrina Jackson cho biết đó là những gì mà ngành nầy phái tránh, để ngăn cản việc có thêm nhiều công việc bị mất.

“Chúng ta không thể chịu đựng được, khi để cho các đối thủ cạnh tranh chiếm phần lớn trong thị trường nầy, một thị trường mà nước Úc đã làm rất tốt trong việc thiết lập qua nhiều năm”, Katrina Jackson .

Việc đình hoãn mở cửa lại biên giới, cũng ảnh hưởng đến giới tiểu thương.

Ông Richard Nicholls sợ rằng các đồng nghiệp ở phía bắc nước Úc, sẽ không bao giờ hồi phục lại được.

“Chúng ta có thể phải chờ thêm 12 tháng nữa, thế nhưng doanh nghiệp tại Cairns là rất quan trọng".

'Tôi muốn nói là hiện nay nó đã rất quan trọng rồi".

'Vì vậy tôi có thể tưởng tượng, đa số chúng ta sẽ không thể mở cửa lại lần nữa”, Richard Nicholls.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share