Các nghi vấn vẫn còn sau phúc trình của WHO về nguồn gốc coronavirus

Thea Fisher (C) and the WHO team visiting the closed Huanan Seafood wholesale market in Wuhan in January

Thea Fisher (C) and the WHO team visiting the closed Huanan Seafood wholesale market in Wuhan in January Source: Getty

Phúc trình của Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO được nhiều người trông đợi về nguồn gốc của COVID-19 vẫn còn nhiều câu hỏi chưa được giải đáp. Trong khi đó một thất bại qua chiến dịch chủng ngừa tại Đức, nước nầy đình hoãn việc tiêm chủng vắc xin AstraZeneca cho những người dưới 60 tuổi, do nguy cơ về đông máu hiếm khi xảy ra.


Với khoảng 2,7 triệu liều vắc xin AstraZeneca chống COVID-19 được phân phối, nước Đức hiện thắt chặt việc hạn chế đối với những người có thể nhận được vắc xin nầy.

Từ nay, vắc xin chỉ có thể tiêm chủng cho những người 60 tuổi hay trên nữa, phần lớn là những người thuộc các nhóm ưu tiên.

Bộ Trưởng Y Tế Đức, Jens Spahn cho biết các thay đổi để đáp ứng với các tin tức mới về trường hợp đông máu bất thường, ở một số nhỏ người được tiêm vắc xin.

“Cho đến hôm qua, có 31 trường hợp đông máu được báo cáo, sau khi chích vắc xin AstraZeneca chống COVID-19. 9 trường hợp trong đó không may đã thiệt mạng và hầu hết các trường hợp là phụ nữ bị ảnh hưởng”, Jens Spahn.

Trong khi đó, Thủ Tướng Đức Angela Merkel cho biết quyết định nói trên là một thất bại với chiến dịch chủng ngừa trên toàn quốc.

Thế nhưng bà cho rằng, việc nầy bảo đảm lòng tin của công chúng đối với chương trình.

"Qui tắc mới của việc chủng ngừa vắc xin AstraZeneca, dĩ nhiên là có các hậu quả trong chiến dịch chủng ngừa trong tương lai gần và chúng tôi thảo luận chuyện đó hôm nay".

'Chúng tôi sẽ thực hiện các thay đổi trong kế hoạch tiêm chủng, từ việc phân phối đến các trung tâm, cho đến các toán chủng ngừa lưu động, ngay sau lễ Phục Sinh”, Angela Merkel.

Hồi đầu tuần nầy, Canada giới hạn việc sử dụng vắc xin AstraZeneca cho những người trên 55 tuổi.

Đó là một thất bại lớn cho vắc xin, vốn giữ vai trò quan trọng trong chiến dịch chủng ngừa tại Âu Châu và trên chiến dịch toàn cầu, để tiêm chủng tại các quốc gia đang phát triển.

Việc nầy diễn ra không đầy 2 tuần lễ sau khi cơ quan điều hành dược phẩm Liên Âu ủng hộ vắc xin, sau một vụ đông máu trước đó, khi cho rằng lợi lộc của việc tiêm chủng rõ ràng vượt quá các nguy cơ.

Trong khi đó, một cuộc điều tra của Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO đã tìm thấy rằng, có thể COVID-19 đã lây lan nhiều tháng trước khi được phát hiện đầu tiên tại thành phố Vũ Hán ở Trung Quốc hồi tháng chạp năm 2019.

Bác sĩ Thea Fisher cho biết, các trường hợp nhẹ của virus có thể đã không được phát hiện ra.

“Chúng tôi không thể loại trừ các trường hợp nhẹ hơn và có thể đã có những vụ nhỏ hơn đã nằm trong tầm ngắm".

"Với kiến ​​thức hiện tại của chúng tôi về COVID-19, một số trường hợp này và đó thực sự là phần lớn chỉ có các triệu chứng nhẹ”, Thea Fisher.

Được biết hồi tháng giêng, có 17 chuyên gia ngoại quốc đến Trung Quốc để nghiên cứu về nguồn gốc cuả COVID-19 .

Họ ở lại trong 4 tuần lễ tại và chung quanh Vũ Hán, cùng với 17 đồng nghiệp người Trung Quốc.

Trong phúc trình chung cuộc, toán nầy cho biết virus có thể lan truyền từ loài dơi sang con người qua một con vật khác.

Họ cho rằng việc thất thoát virus từ phòng thí nghiệm là hầu như không thể xảy ra, để dẫn đến đại dịch.

Dù vậy, Trưởng toán là bác sĩ Peter Ben Embarek cho rằng, khả năng có thể được xem xét kỹ lưỡng hơn.

“Chuyện đó có thể xảy ra, thế nhưng chúng tôi không thể nghe hay thấy được, hoặc quan sát bất cứ chuyện gì có những kết luận khác biệt, từ phía chúng tôi”, Peter Ben Embarek.

Ông cho biết luật lệ riêng tư của Trung Quốc khiến toán của ông không thể tiếp cận các dữ kiện nguyên thủy, về các trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên.

Và toán nầy cảm thấy, có áp lực chính trị từ trong lẫn ngoài nước.

Trong phúc trình, các chuyên gia đề nghị thiết lập một kho dữ kiện thống nhất toàn cầu, theo dõi các trường hợp COVID-19 trước tiên, phát hiện các chủng loại sinh vật có thể là chủ thể trung gian và hiểu biết thêm về vai trò của sản phẩm đông lạnh, trong việc lây nhiễm coronavirus.

Bác sĩ Embarek cho biết, có nhiều thông tin vẫn chưa được khám phá.

“Chúng tôi chỉ mới sờ trên bề mặt của một loạt các nghiên cứu hết sức phức tạp, vốn cần phải xem xét cẩn thận".

"Chúng tôi đã chỉ ra nhiều cuộc nghiên cứu thêm nữa, nên được thực hiện từ nay”, Peter Ben Embarek.
"Vì vậy, việc bán rượu để tiêu thụ bên ngoài sẽ bị cấm vào thứ Sáu, thứ Bảy, Chủ Nhật và thứ Hai tới đây”, Cyril Ramaphosa.
Được biết nước Úc là một trong số hơn một chục quốc gia kêu gọi, cần có các chuyên gia độc lập được phép tiếp cận mọi dữ kiện.

Trong khi Hoa Kỳ đang xem xét bản phúc trình, Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki, nêu bật một số quan ngại về chuyện nầy.

“Phúc trình thiếu các dữ kiện thiết yếu, thông tin không đầy đủ và thiếu việc tiếp cận".

"Nó chỉ đại diện cho một phần và không hoàn hảo, của một bức tranh rộng lớn".

"Có giai đoạn thứ hai trong tiến trình nầy mà chúng tôi tin rằng, nên được các chuyên gia quốc tế độc lập hướng dẫn và họ được tiếp cận các dữ kiện không bị ngăn trở".

"Họ có thể đặt ra câu hỏi với người dân có mặt tại chỗ vào thời điểm đó, đây là một bước tiến mà WHO nên thực hiện”, Jen Psaki".

Trước lễ Phục Sinh, Nam Phi là quốc gia sau cùng áp đặt các hạn chế nhắm vào việc ngăn cản lễ lạc, góp phần cho một đợt gia tăng lây nhiễm COVID-19.

Mức độ tụ tập về tôn giáo và xã hội được giới hạn đến 250 người trong nhà và 500 người ngoài trời.

Tổng Thống Nam Phi Cyril Ramaphosa cũng loan báo các hạn chế về việc bán rượu.

“Với vai trò của rượu trong việc thúc đẩy hành vi liều lĩnh, chúng tôi sẽ đưa ra một số hạn chế vào cuối tuần lễ Phục sinh".

"Vì vậy, việc bán rượu để tiêu thụ bên ngoài sẽ bị cấm vào thứ Sáu, thứ Bảy, Chủ Nhật và thứ Hai tới đây”, Cyril Ramaphosa.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt, tại sbs.com.au/coronavirus.


Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share