Những quốc gia từ lâu đã được biết đến với những bãi biển hoang sơ và tinh thần hiếu khách nổi tiếng, thì giờ đây, các quốc đảo Thái Bình Dương này còn có thể khẳng định một danh hiệu khác: những quốc gia thành công nhất trên thế giới trong việc ngăn chặn coronavirus xâm nhập vào cộng đồng của họ
Các quốc đảo và vùng lãnh thổ như Kiribati, Palau và Tonga được cho là những nơi hoàn toàn không có ca nhiễm nào
Những nước khác, như Vanuatu, Fiji và Samoa, đã ghi nhận một số trường hợp, nhưng không có trường hợp nào lây nhiễm cộng đồng
Mặc dù đúng là các nước Thái Bình Dương đã tránh được phần lớn các tác động đến sức khỏe của đại dịch này, nhưng về mặt kinh tế, họ đã phải hứng chịu nhiều ảnh hưởng
Tiến sĩ Stuart Minchin là Tổng giám đốc của Cộng đồng Thái Bình Dương, tổ chức quốc tế khoa học và kỹ thuật lớn nhất ở Thái Bình Dương.
Ông nói đó là lý do tại sao việc mua và triển khai vắc-xin COVID-19 hiện đang là mối quan tâm hàng đầu trong chương trình nghị sự trên khắp Thái Bình Dương
"Khu vực này đã cảm nhận được tác động của COVID, có lẽ không nghiêm trọng như một cuộc khủng hoảng y tế, nhưng rất sâu sắc về ảnh hưởng đối với nền kinh tế của họ và bất cứ điều gì tôi nghĩ rằng người dân có thể làm để giúp tạo điều kiện mở cửa đi lại và cơ hội để tái thiết nền kinh tế sẽ được cả chính phủ và người dân ở những khu vực này hoan ngh
Theo tiến sĩ Minchin, trước việc rất nhiều khu vực phụ thuộc vào du lịch quốc tế, vắc-xin sẽ rất quan trọng trong việc tái mở cửa biên giới và vực dậy nền kinh tế.
"Có sự quan tâm mạnh mẽ về việc làm thế nào để cho phép hoạt động du lịch trở lại càng nhanh càng tốt nhằm giúp sinh kế của người dân ở đây có thể quay trở lại, vì vậy vắc-xin sẽ rất quan trọng đối với khu vực."
Vậy Úc đang có kế hoạch hỗ trợ các nước láng giềng của mình như thế nào?
Chính phủ Liên bang đã cam kết hỗ trợ 500 triệu đô la Mỹ để thúc đẩy việc mua vắc xin COVID-19 để giúp các quốc gia ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương.
200 triệu đô la trong số đó sẽ được phân bổ cụ thể cho Thái Bình Dương bao gồm Fiji, Kiribati, Nauru, Papua New Guinea, Samoa, Quần đảo Solomon, Tonga, Tuvalu và Vanuatu - tất cả các quốc gia không thuộc các tiểu bang Hoa Kỳ và không thuộc Vương quốc New Zealand hoặc các vùng lãnh thổ của Pháp.
Chính phủ cũng đã dành thêm 80 triệu đô la cho sáng kiến COVAX quốc tế nhằm bảo đảm khả năng tiếp cận vắc xin nhanh chóng và công bằng cho các quốc gia đang phát triển như Thái Bình Dương.
Bộ trưởng Phát triển Quốc tế và Thái Bình Dương của Úc, Thượng nghị sĩ Zed Seselja, cho biết khoản tài trợ này không chỉ nhằm bảo đảm liều lượng mà còn hỗ trợ về kỹ thuật và hậu cần cho các cơ quan y tế địa phương.
"Chúng tôi muốn làm nhiều việc hơn là chỉ hỗ trợ mua vắc xin, chúng tôi muốn hỗ trợ từ đầu đến cuối để bảo đảm rằng họ không chỉ có thể tiếp cận với vắc xin an toàn và hiệu quả mà còn có thể được sử dụng cho cộng đồng của họ."
Về việc khi nào điều đó sẽ bắt đầu, Thượng nghị sĩ Seselja nói rằng điều đó vẫn chưa được quyết định.
Nhưng theo ông, hy vọng các liều chủng ngừa thông qua sáng kiến COVAX sẽ có trước- vào khoảng cuối tháng Ba.
"COVAX sẽ có trước, chúng tôi hy vọng và dự đoán vào khoảng cuối tháng 3 và sẽ đủ cho khoảng 20% dân số lúc đó."
Việc đạt đủ vaccine cho phần còn lại của dân số sau đó sẽ do phía Úc quyết định.
Thượng nghị sĩ Seselja nói rằng chính phủ có thể thực hiện một số cách để tổ chức những việc này.
"Một số cách có thể là mang vắc xin có dư ở đây đến sử dụngThái Bình Dương hoặc có thể là chúng tôi sẽ tìm mua thêm qua các phương tiện khác."
Chính phủ cũng đang có kế hoạch hỗ trợ từng quốc gia, với nguồn vốn được phân bổ tỷ lệ thuận với quy mô dân số của quốc gia đó.
Bộ trưởng Y tế Fijian, Tiến sĩ Ifereimi Waqainabete nói với SBS News rằng cho đến nay, Úc đã “hỗ trợ rất nhiệt tình” trong đại dịch.
Một trong những thách thức lớn nhất mà các quốc gia Thái Bình Dương như Fiji phải đối mặt là địa lý của họ.
Những hòn đảo biệt lập và địa hình đồi núi hiểm trở khiến việc cung cấp các dịch vụ y tế có thể phức tạp và khó khăn.
Tiến sĩ Waqainabete nói rằng điều này có nghĩa là việc lập kế hoạch và hỗ trợ về hậu cần sẽ rất quan trọng.
"Chúng tôi là một quốc gia chịu nhiều thách thức về mặt địa lý vì chúng tôi có cao nguyên, nhưng chúng tôi cũng có khá nhiều đảo, khoảng 100 hòn đảo có người ở."
Nó có nghĩa là sử dụng một số loại vắc xin nhất định, bao gồm cả Pfizer BioNtech - bắt buộc phải được bảo quản ở nhiệt độ âm 70 độ C trong kho bảo quản dây chuyền lạnh - sẽ không phải là một lựa chọn lý tưởng cho họ..
Tiến sĩ Minchin giải thích.
"Các quốc gia rất muốn có vaccine ngay càng sớm càng tốt nhưng cũng nhận thức được rằng cần một khâu hậu cần bảo quản rất lớn để đưa vắc-xin vào trong khu vực, vắc-xin Pfizer yêu cầu bảo quản lạnh rất sâu, điều này không phải là kết quả mong muốn đối với nhiều các nước trong khu vực. "
Ở một số quốc gia Thái Bình Dương, việc triển khai đã được tiến hành - như các lãnh thổ thuộc Thái Bình Dương của Hoa Kỳ là Guam và Samoa thuộc Hoa Kỳ, cũng như các tiểu bang liên kết tự do là Micronesia và Palau - thông qua 'Chiến dịch Warp Speed' của Chính phủ Hoa Kỳ.
Các thuộc địa của Pháp như New Caledonia và Polynesia thuộc Pháp cũng đã nhận được những liều thuốc đầu tiên thông qua việc đặt mua của chính phủ Pháp.
Esther Muna điều hành Commonwealth Healthcare Corporation trên Quần đảo Bắc Mariana, được gọi là C-N-M-I, một lãnh thổ của Mỹ.
Bà ấy đã giám sát việc triển khai ở đó kể từ khi nó bắt đầu vào tháng 12 trên Saipan.
"Điều đó diễn ra thực sự suôn sẻ, chúng tôi đã có tủ đông siêu lạnh để bảo quản Pfizer và Moderna. Chúng tôi đã hỏi chính phủ Hoa Kỳ liệu họ có thể chuyển trực tiếp đến các đảo Tinian và Rota, là hai hòn đảo khác trong Quần đảo Bắc Mariana có đông dân cư. Và khi họ không thể, chúng tôi quyết định rằng sẽ chọn Moderna, dễ vận chuyển hơn. "
Bà Muna cho biết họ đã tiêm chủng thành công cho khoảng 400 người mỗi ngày và cho đến nay, họ đã chủng ngừa cho 10% dân số.
Nhưng bà nói rằng các liều thuốc đang được phân phối một cách ngẫu nhiên và theo từng đợt nhỏ chứ không phải số lượng lớn, nên rất khó để biết khi nào đợt phân bổ tiếp theo sẽ đến.
Nhưng đối với một số quốc gia ở Thái Bình Dương, ngay cả khi nhận được vaccine và phân phối thành công, vẫn còn thách thức trong việc thuyết phục người dân rằng tiêm chủng là an toàn.
Giáo sư Collin Tukuitonga, một chuyên gia y tế công cộng từ Đại học Auckland, nói rằng ông tin rằng đại đa số cư dân sẽ háo hức với việc này.
"Các quần đảo Thái Bình Dương, nhỏ như họ, có phạm vi tiêm chủng khá tốt cho các loại vắc-xin trong lịch trình. Nói cách khác, việc tiêm chủng nói chung đã được cộng đồng chấp nhận và người ta hy vọng điều đó cũng sẽ tương tự với Vắc-xin phòng ngừa covid-19."
Giáo sư Tukuitonga cho biết những bài học khó khăn về tiêm chủng đã được rút ra sau đợt bùng phát dịch sởi kinh hoàng tấn công Samoa vào năm 2019.
Gần 6,000 người Samoa mắc bệnh và 83 người chết, hầu hết là trẻ nhỏ.
Nguyên nhân bùng phát được cho là do tỷ lệ tiêm chủng trong nước giảm.
Ông Tukuitonga nói rằng ông tin rằng dịch bệnh kinh hoàng đó đã thúc đẩy chính phủ các đảo Thái Bình Dương sớm coi trọng COVID-19 một cách nghiêm túc.
"Phần lớn nguyên nhân được cho là do trải nghiệm khủng khiếp với bệnh sởi ở Samoa và mọi người nhận ra rằng bạn phải duy trì số lượng người tiêm chủng để giảm nguy cơ bùng phát những loại dịch này. Vì vậy, tôi nghĩ rằng dịch sởi ở Samoa có tác động sâu sắc đến cách các quốc đảo nhỏ phản ứng với COVID-19."
Theo ông, khoảng thời gian này, có khả năng sẽ có mức độ chấp nhận vắc xin cao.
Để biết các biện pháp hỗ trợ và sức khỏe hiện đang được áp dụng để đối phó với đại dịch COVID-19 bằng ngôn ngữ của bạn, hãy truy cập sbs.com.au/coronavirus.