Có ít nhất 21 người chết trong các cuộc xuống đường được xem là lớn nhất kể từ khi có những vụ biểu tình tại Iran vào năm 2009 sau cuộc bầu cử Tổng thống gây nhiều tranh cãi.
Đại sứ Iran tại Liên hiệp quốc nói rằng, Hoa kỳ đã lạm quyền của một nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, bằng cách kêu gọi triệu tập cuộc họp vê những vụ biểu tình tại Iran.
Ông Gholamali Khoshroo cho biết, chính phủ Ian có các bằng chứng chắc chắn về những cuộc biểu tình vừa qua tại Iran, rõ ràng đã được chỉ thị từ ngoại quốc.
"Hành động của Mỹ khi đưa ra trước Hội đồng nầy cuộc biểu tình tại Iran của một số công dân của chúng tôi về những khiếu nại hợp pháp, một số bị xúi giục bởi những người không ai khác hơn là chính Mỹ trong việc xao lãng nhiệm vụ của mình theo đúng Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung, việc đó là lạm dụng quyền hạn của mình với tư cách là một thành viên thường trực và cũng lạm dụng diễn đàn tại Hội đồng nầy nữa".
Trong khi đó, đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc là bà Nikki Haley, bênh vực cho quyết định kêu gọi mở cuộc họp.
"Hoa kỳ không xin lỗi, khi những người tại Iran tranh đấu cho tự do chính họ, sự thịnh vượng cho gia đình họ và phẩm giá cho cả nước".
"Chúng tôi sẽ không im tiếng và có những cố gắng không thành thật trong việc gọi những người biểu tình là tay sai cho thế lực ngoại quốc, việc nầy nên thay đổi phương cách đó", Nikki Haley.
Bà Haley thúc giục các nước, hãy hỗ trợ cho thông điệp chống chính phủ, của những người biểu tình tại Iran.
Bà cho rằng, các quốc gia khác cần nên làm nhiều hơn nữa.
"Chế độ Iran cắt đứt việc truy cập vào trang mạng internet, trong một cố gắng nhằm cắt bỏ việc liên lạc của những người biểu tình. Họ cố gắng làm im tiếng người dân Iran và chúng tôi không để cho chuyện đó xảy ra".
"Mọi nước thành viên Liên hiệp quốc đều có chủ quyền, thế nhưng không thể dùng quyền hạn của mình như một tấm chắn, khi họ từ chối nhân quyền của con người và các quyền tự do căn bản một cách có tổ chức", Nikki Haley.
"Các hoạt động gây nhiều nguy cơ trong vùng nầy khiến gia tăng các xung đột quốc tế và đe dọa hòa bình và an ninh thế giới, chúng tôi hết sức quan ngại về việc Iran trợ giúp cho các nhóm tại Yemen, Lebannon, Syria và Iraq", Matthew Rycroft.
Đại diện cuả Pháp là ông Francois Delattre cho biết, ông không tin là các cuộc biểu tình gây ra bất cứ đe dọa nào cho nền an ninh và hoà bình thế giới.
"Quan tâm đến các diễn biến trong những ngày qua tại Iran khi việc nầy không tạo ra một mối đe dọa cho hoà bình và an ninh thế giới".
"Chúng ta phải hành động thích hợp với những tiến triển hiện nay, nói khác chúng ta phải bảo đảm là luôn theo dõi và cảnh giác đối với những gì hiện xảy ra, thế nhưng chúng ta phải thay đổi về bất cứ mưu toan nào nhằm lợi dụng cuộc khủng hoảng nầy".
"Để kết luận, thưa ông Chủ tịch, thay đổi tại Iran không đến từ bên ngoài, mà xuất phát từ người dân Iran trong nước", Francois Delattre.
Trong khi đó, đại sứ Anh quốc tại Liên hiệp quốc là ông Matthew Rycroft cho biết, điều quan trọng là nhìn nhận Iran có nhiều quyền lợi an ninh hợp pháp trong khu vực.
Thế nhưng ông nói rằng, các vấn đề chính yếu phải được đề cập đến.
"Người dân Iran đại diện cho một nền văn minh quan trọng thời cổ và họ có chỗ xứng đáng trong thế giới ngày nay, với một nền kinh tế thích hợp".
"Thế nhưng thường khi quyền lợi về an ninh của Iran tiến hành theo cách thức gây bất ổn và nhiều lúc trực tiếp đe dọa những người khác, khi ủng hộ cho khủng bố và là, băng hoại nền kinh tế Iran".
"Các hoạt động gây nhiều nguy cơ trong vùng nầy khiến gia tăng các xung đột quốc tế và đe dọa hòa bình và an ninh thế giới, chúng tôi hết sức quan ngại về việc Iran trợ giúp cho các nhóm tại Yemen, Lebannon, Syria và Iraq", Matthew Rycroft.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại