Được biết các siêu cường trên thế giới đã ký một hiệp ước với Iran vào năm 2015, theo đó giới hạn chương trình nguyên tử gây nhiều tranh cãi của nước nầy, đổi lại việc tháo dở các cấm vận khiến cho nền kinh tế nước nầy bị lụn bại.
Những diễn biến mới nhất xảy ra khi cả thế giới chú tâm vào chương trình nguyên tử ngày càng gia tăng của Bắc hàn.
Là một người chỉ trích hiệp ước nguyên tử ký kết với Iran, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trước đây gọi đó quả là một sự bối rối.
Thực vậy, ông gọi hiệp ước nầy là một trong những vụ chuyển nhượng một chiều, tệ hại nhất chưa từng có.
Ông đã công khai tự hỏi, liệu hiệp ước nói trên có phục vụ cho quyền lợi an ninh của Mỹ hay không.
Hiện nay giới truyền thông hiện tường thuật một viên chức cao cấp trong hành pháp cho rằng ông Trump sẽ không công nhận hiệp ước trong tuần nầy.
Người ta mong đợi ông Trump sẽ đưa ra một chiến thuật rộng rãi và đối đầu hơn vào lúc đó.
Tổng thống Trump cáo buộc Iran hỗ trợ cho Bắc hàn và cho biết, quốc gia nầy không tuân thủ với các điều khoản trong hiệp ước.
"Tôi tin rằng Iran đang tài trợ cho Bắc hàn, họ đang giao thương với Bắc hàn và đang làm những chuyện hoàn toàn không thích hợp mà không được qui định trong hiệp ước".
"Thế nhưng theo quan điểm của tôi, thì nó nằm trong hiệp ước, được gọi là theo tinh thần của thỏa hiệp".
"Quí vị sẽ thấy tôi hành động trong một tương lai không xa, thế nhưng Iran là một tay chơi không tốt và họ sẽ được đối xử như là những tay chơi tệ hại", Donald Trump.
Nhiều người trong đảng Cộng hòa của ông Trump cũng chỉ trích hiệp ước nguyên tử với Iran, vốn được thương thuyết dưới thời Tổng thống Obama.
Thế nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Hoa kỳ, ông Jim Mattis cho rằng Mỹ nên tuân thủ thỏa thuận hiện tại.
"Nếu chúng ta có thể xác định được rằng, Iran tuân thủ hiệp ước và nếu chúng ta có thể quyết định đó là vì quyền lợi tốt nhất của chúng ta, thì chúng ta nên ở lại với hiệp ước".
"Tôi tin rằng vào lúc nầy không có dấu hiệu rõ ràng và đó là những gì mà Tổng thống nên xem xét việc giữ lại hiệp ước", Jim Mattis.
"Điều quan trọng là duy trì hiệp ước nầy trọn vẹn trong hình thức hiện tại và dĩ nhiên, việc tham gia của Hoa kỳ sẽ là một thành tố rất đáng kể, trong vấn đề nầy", Sergei Lavrov.
Trong khi đó, Tổng thống Iran Hassan Rouhani vẫn cho là ông Trump không có quyền hủy bỏ hiệp ước.
"Trong các cuộc thương thuyết về nguyên tử và theo tinh thần hiệp ước ký kết, chúng tôi đã đạt được các quyền lợi không thể đảo ngược được".
"Không ai có thể đảo ngược chuyện nầy, chẳng có một Trump mà cho đến 10 ông Trump có thể làm được chuyện nầy, do các lợi lộc đó là chuyện không thể đảo ngược lại được", Hassan Rouhani.
Viễn tượng Hoa kỳ rút lui khỏi hiệp ước đã làm quan ngại vài quốc gia, vốn giúp đỡ trong việc hình thành thỏa ước.
Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố hồi tháng rồi, là không có chuyện thay thế hiệp ước hiện tại.
Còn Liên hiệp Âu châu đề nghị các bên trong hiệp ước, nên tuân thủ các điều khoản trong đó.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng, hiệp ước vẫn là một chính sách quan trọng và ông hy vọng Tổng thống Trump sẽ tiếp tục hậu thuẩn cho hiệp ước.
"Chúng tôi nghĩ chương trình nầy thực sự là một trong các thành quả quan trọng nhất cuả cộng đồng quốc tế và việc hoàn thành đóng góp cho sự tăng cường sự kiện cấm phổ biến hạt nhân".
"Điều quan trọng là duy trì hiệp ước nầy trọn vẹn trong hình thức hiện tại và dĩ nhiên, việc tham gia của Hoa kỳ sẽ là một thành tố rất đáng kể, trong vấn đề nầy", Sergei Lavrov.
Được biết ông Trump sẽ đối diện với một kỳ hạn là vào ngày 15/10 sắp tới, để ra quyết định của riêng ông.
Nếu ông quyết định không công nhận hiệp ước, Quốc hội Hoa kỳ sẽ có 60 ngày để quyết định xem liệu có tái lập các biện pháp cấm vận, vốn được bãi bỏ do hiệp ước ký kết hay không.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại