Bộ Quốc phòng Nga cho hay các phi cơ ném bom tầm xa SU-34 và TU-22M3 đã rời căn cứ quân sự Hamada ở Tây Iran để tiến hành những đợt không kích nhằm vào Syria.
Bộ Quốc phòng Nga cũng cho biết các điểm chỉ huy và căn cứ tập huấn quân sự của Tổ chức tự xưng nhà nước Hồi giáo đã bị không kích ở các tỉnh Aleppo, Idlib và Deir al-Zour.
Các nhà chức trách địa phương thì cho hay có 27 thường dân đã thiệt mạng do các cuộc không kích này.
Đây là lần đầu tiên Nga sử dụng địa phận ở một quốc gia khác để tiến hành không kích.
Ông Andrew Tabler thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách Cận Đông, tin rằng việc này cho thấy sự leo thang xung đột giữa hai quốc gia.
“Việc này đánh dấu lần đầu tiên Nga sử dụng căn cứ ở Iran và cũng cho thấy sự leo thang trong cuộc chiến với Syria, không phải về khía cạnh quân sự, mà về mặt đồng thuận giữa Nga với Iran trong vấn đề với Syria.”
Động thái này nhấn mạnh việc thắt chặt mối quan hệ giữa Chính phủ Nga và Iran, và cho thấy sự ủng hộ đối với Chính phủ của Tổng thống Syria Bashar Al-Assad.
“Việc này đánh dấu lần đầu tiên Nga sử dụng căn cứ ở Iran và cũng cho thấy sự leo thang trong cuộc chiến với Syria, không phải về khía cạnh quân sự, mà về mặt đồng thuận giữa Nga với Iran trong vấn đề với Syria.”, Andrew Tabler.
Hoa Kỳ đã tiến hành hàng trăm cuộc không kích chống IS và những phiến quân khác ở Syria kể từ năm 2014.
Nhưng Hoa Kỳ lại hậu thuẫn cho các cuộc nổi dậy chống Tổng thống Assad.
Phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Mark Toner nói việc làm này của Nga là đáng thất vọng.
“Đây là điều đáng tiếc nhưng không có gì bất ngờ. Tôi cho rằng đây là việc nối tiếp sau những cuộc không kích mà Nga tiến hành, và giờ đây những cuộc không kích này được sự hỗ trợ trực tiếp của Iran, ít nhất là với mục đích nhằm vào các mục tiêu IS hay Daesh cũng như Nusra, nhưng thực tế thì chủ yếu nhắm vào lực lượng chống đối Chính phủ Syria.”
Phát ngôn nhân quân sự Hoa Kỳ, Đại tá Chris Garver cho biết hành động của Nga không ảnh hưởng đến các hoạt động liên minh với Hoa Kỳ.
“Nga đã thông báo cho Liên quân theo Biên bản ghi nhớ về an toàn bay. Họ đã kích hoạt hệ thống mà chúng ta có trước đây. Họ cũng đã thông báo cho chúng tôi khi họ tiến hành không kích, và chúng tôi bảo đảm việc này theo đúng tiêu chuẩn an toàn bay trong lúc các phi cơ bay qua khu vực.”
Chuyên gia phân tích quân sự Pavel Felgenhaur trả lời về việc phóng tên lửa từ Iran thay vì từ căn cứ quân sự hiện tại Modzok ở miền nam nước Nga do có thể rút ngắn thời gian bay đáng kể, và đó là một thuận lợi mang tính chiến lược.
“Phi cơ không kích của Nga có thể chuyên chở được nhiều hơn nếu bay ở cự ly ngắn. Do Nga đang rải bom ở Syria và khi rải bom thì cần phải chuyên chở bom càng nhiều càng tốt.”
Nga trước đây đã từng yêu cầu Iran và Iraq cho phép sử dụng không phận của hai nước này để chuyên chở tên lửa đến Syria.
Thủ tướng Iraq Haider Al Abadi hiện đã cho phép Nga tiến hành tấn công nhằm vào IS.
“Nga chỉ có thể bay qua hành lang không phận gần biên giới ở một độ cao nhất định. Chúng tôi đang duy trì quyền tự trị ở Iraq. Vì vậy, họ phải thông báo cho chúng tôi khi họ bắt đầu nhiệm vụ. Chúng tôi không can thiệp vào công việc của Syria, nhưng IS cũng là kẻ thù của chúng tôi, tại Iraq và cả Syria.”
Chuyên gia phân tích quân sự Pavel Felgenhaur trả lời về việc phóng tên lửa từ Iran thay vì từ căn cứ quân sự hiện tại Modzok ở miền nam nước Nga do có thể rút ngắn thời gian bay đáng kể, và đó là một thuận lợi mang tính chiến lược.
Số thương vong ở Syria đang tiếp tục tăng, hàng trăm dân thường đã chết sau hai tuần qua.
Số lượng thương vong thành phố Aleppo nơi có phiến quân đang nắm giữ cũng rất lớn, nơi LHQ đang điều tra các cáo buộc rằng khí ga và vũ khí gây cháy đã được thả xuống khu vực này hồi tuần qua.
Ngoài phá hủy nhiều vũ khí, khí tài của IS, các cuộc không kích của Nga còn tiêu diệt hàng loạt tay súng phiến quân. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, những phi cơ đều đã trở về sân bay an toàn.
Quân đội Nga tuyên bố kết thúc "giai đoạn tích cực" trong chiến dịch chống khủng bố tại Syria từ tháng ba, khi một lệnh ngừng bắn có hiệu lực. Nga đã rút phần lớn lực lượng từ Syria về nước nhưng vẫn duy trì sự hiện diện quân sự tại đây, đặc biệt là ở cảng Tartus và căn cứ Hmeimim