Truyền thông nhà nước Iran xác nhận có ít nhất 10 người thiệt mạng trong các vụ biểu tình, trong khi các tin tức khác cho biết có nhiều người bị giết hơn trong những ngày qua.
Các cuộc biểu tình tại Iran diễn ra từ 6 ngày trước và con số người chết ít nhất là trên 10 người.
Người dân Iran tiên khởi biểu tình chống tham nhũng cũng như giá cả thực phẩm và nhiên liệu tăng vọt, thế nhưng nay đã trở thành những vụ xuống đường chống chính phủ lớn lao hơn.
Có nhiều tin tức cho biết những cuộc biểu tình đã lan rộng ra khỏi thủ đô Tehran và xảy ra trên khắp nước.
Truyền thông nhà nước cho biết cảnh sát báo cáo là họ đã bị nhắm bắn, khiến một cảnh sát thiệt mạng và làm bị thương vài người khác.
Cũng có tin tức về số thương vong của thường dân và việc bắt giữ hàng trăm người khác.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã nói về những vụ biểu tình nói trên, thế nhưng chọn các lời lẽ rất cẩn thận.
"Điều rõ ràng với tất cả mọi người, là chúng ta là một quốc gia tự do và tôn trọng với Hiến Pháp, mọi người có quyền tự do chỉ trích và biểu tình, thế nhưng căn bản của các cuộc xuống đường là họ phải có một ước vọng cải thiện đất nước nầy, chứ không phải là chuyện phá hoại".
Ông làm nhẹ đi các cuộc biểu tình và nói rằng việc chỉ trích và biểu tình là một cơ hội chứ không phải là một đe dọa.
Thế nhưng phản ứng tiên khởi của ông là những người biểu tình chẳng là gì cả và quyết tâm làm câm nín những người mà ông gọi là những kẻ phá vỡ luật pháp quốc gia.
Các sự kiện tại Iran hiện lôi cuốn sự chú ý của mọi người trên khắp thế giới.
Tổng thống Hoa Kỳ, ông Donald Trump đã tweet trên trang mạng của ông là "Iran hiện thất bại trong mọi lãnh vực".
Ông Trump kêu gọi nên có thay đổi và nói rằng người dân Iran hiện thiếu hụt thực phẩm và tự do.
Họ bất mãn với vật giá gia tăng, sau một thập niên chính phủ không đáp ứng với mức sống căn bản của người dân.
Thế nhưng cũng có người bất mãn rộng rãi, trước nạn tham nhũng và những người trong chính quyền.
Nhiều người thất vọng với Tổng thống Iran Hassan Rouhani và lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Kamenei.
Phó Tổng thống Iran Eshaq Jahagiri cho rằng, những kẻ chống đối đường lối bảo thủ của Tổng thống Rouhani, chịu trách nhiệm trong các cuộc biểu tình.
"Các chỉ dấu về kinh tế của nước nầy đều tốt đẹp, vâng, có sự gia tăng giá cả của một vài mặt hàng và chính phủ hiện tìm cách điều chỉnh nguyên nhân của sự tăng giá. Một số sự kiện khác đã diễn ra trong những ngày qua được cho là hậu quả của nền kinh tế, thế nhưng còn có những lý do khác. Những người đứng sau chuyện nầy nghĩ rằng, họ có thể làm tổn hại đến chính phủ".
"Hôm nay họ can đảm làm mọi việc để giành lấy tự do, thế nhưng không may nhiều chính phủ Âu châu theo dõi trong im lặng, trong lúc những người trẻ Iran anh hùng bị đánh đập tả tơi trên đường phố. Điều nầy không đúng và tôi là một người không giữ im lặng như vậy", Binjamin Netanyahu.
Các cuộc biểu tình ở thành phố phía tây là Kadmanshar, hiện lan rộng đến các thành phố nhỏ hay lớn khác trên khắp nước.
Từ cổ thành Hamadan cho đến thủ đô Teheran, đây là đợt biểu tình lớn nhất kể từ năm 2009.
Và với các vụ phản đối ngày càng gia tăng, là những vụ bất mãn lan rộng.
Phân tích gia về các vấn đề Ba Tư là ông Karsa Naji cho đài BBC biết, những người biểu tình tỏ ra phẫn nộ với phiến quân Shia do Iran hậu thuẩn và sự can thiệp của Iran, trong các cuộc xung đột quân sự ở các nước láng diềng như Syria và Yemen.
"Có những bất mãn lan rộng tại Iran là chuyện tiêu tiền vào các cuộc chiến ở hải ngoại, hay quảng bá chủ nghĩa Shia ở ngoại quốc".
Trong khi đó, Phó Giáo sư Nader Hashemi cho đài Al Jazeera biết, với câu chuyện cũng tương tự.
"Thực sự có sự liên kết giữa chính sách ngoại giao của Iran trong vùng, đặc biệt với những than phiền về mặt kinh tế, khi nhiều người cảm thấy cuộc sống của mọi người đã bị hạ thấp".
Căng thẳng ngày càng gia tăng, khi mức thất nghiệp hiện gần ở mức 12,5 phần trăm.
Trong khi đó, các hứa hẹn trước đây của Tổng thống Rouhani về một nền kinh tế tốt đẹp hơn, sau một thỏa ước với Tây phương khi giới hạn các hoạt động nguyên tử, thì nay chẳng ai thấy chi cả.
Người đứng đầu Ủy ban Quốc gia Mỹ-Iran là ông Trita Parsi cho đài BBC biết rằng, các cuộc biểu tình nên được xem là một lời cảnh cáo đối với Tổng thống Rouhani.
"Vâng tôi nghĩ có nhiều người hy vọng là chính phủ sẽ tiếp nhận những khiếu nại nầy một cách nghiêm chỉnh hơn, họ đã làm từ trước đến nay. Và tôi nghĩ, đây cũng là một lời cảnh cáo cho chính phủ Rouhani rằng, trong khi ông nầy đã đạt những thắng lợi lớn lao về thiện chí chính trị qua việc ký kết thỏa ước về nguyên tử, thì hậu quả của việc nầy và sự thịnh vượng kinh tế đã được hứa hẹn, vẫn chưa thấy được".
Trong khi đó, Thủ tướng Israel Binjamin Netanyahu đăng tải một đoạn băng video nhằm ủng hộ những người biểu tình Iran.
Ông nói rằng, người dân Iran tỏ ra dũng cảm trong việc đòi hỏi những quyền tự do căn bản và ông mô tả chính phủ Iran là dã man trong việc đàn áp người biểu tình.
"Tôi chắc chắn là nỗi lo sợ sẽ không chiến thắng, bởi vì người dân Iran rất thông minh, tế nhị và hãnh diện".
"Hôm nay họ can đảm làm mọi việc để giành lấy tự do, thế nhưng không may nhiều chính phủ Âu châu theo dõi trong im lặng, trong lúc những người trẻ Iran anh hùng bị đánh đập tả tơi trên đường phố".
"Điều nầy không đúng và tôi là một người không giữ im lặng như vậy", Binjamin Netanyahu.
Trước đó các băng video cho thấy những người biểu tình đã phóng hỏa các văn phòng chính phủ, đối mặt với cảnh sát và hô to các khẫu hiệu chống chính phủ.
Có tin tức cho biết chính phủ Iran hiện giới hạn việc truy cập các trang mạng nhằm loại trừ các cuốn băng video được chia xẻ trên mạng.
Nhà lãnh đạo tối cao cuả Iran là Ali Khamenei cho đến nay vẫn chưa thấy lên tiếng.
Được biết cuộc biểu tình hồi năm 2009 chống lại kết quả bầu cử Tổng thống kéo dài hàng tháng, trong đó có 76 người bị giết và hơn 4 ngàn người khác bị bắt trong các vụ hỗn loạn.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại