Tiếng thét trong vũ điệu chiến tranh, vang vọng khắp một rạp hát tại Sydney.
Thêm vào đó là màn dậm chân rầm rập.
Rồi đến màn vỗ vào thân mình.
Cùng với tiếng hát vang dội, đó là những màn thách đấu trong cuộc chiến thời xa xưa, nhằm biểu dương sức mạnh và đoàn kết.
Terrance Harris học vũ điệu hakka khi còn nhỏ.
Đó là niềm đam mê cuả riêng mình nhưng cũng chắc chắn là, những người khác thuộc cùng nền văn hóa cũng làm tương tự.
“Đó là chuyện hết sức quan trọng vì rất nhiều trường học tại đây gặp nhiều thử thách về mặt văn hóa".
"Họ chẳng biết sẽ làm những gì và với mức độ bao nhiêu, mà chỉ biết những điều căn bản mà thôi".
"Một khi họ biết được những điều nầy, họ sẽ tùy thuộc vào sự tôn trọng, kỷ luật và học hỏi về văn hóa của họ, bởi vì nhiều chuyện đã mất đi tại Sydney”, Terrance Harris.
Ngày nay anh trình diễn một vũ điệu hakka hết sức mãnh liệt, trong một cuộc tranh tài thân thiện do chính anh tổ chức.
“Một ngày kia chúng tôi đến trụ sở của PCYC tức là Câu lạc bộ Giới trẻ Sinh hoạt với Cảnh sát và Cộng đồng, tôi và một người bạn chỉ nghĩ rằng đó là một ý tưởng tốt, nếu chúng tôi có sự tranh tài giữa hai trường học".
"Lúc đó PCYC đề nghị chúng tôi tổ chức cuộc tranh tài, vì vậy tôi nói được và sẽ làm chuyện nầy".
"Câu lạc bộ đã biến ước mơ thành sự thực, đó chỉ là một ý kiến nhỏ nhưng họ đã đưa vào cuộc sống”, Terrance Harris.
Được biết PCYC là tên viết tắt của Câu lạc bộ Thanh thiếu Niên Sinh hoạt với Cảnh sát và Cộng đồng tại Blacktown.
Bà Jo Jo Lee là quản lý câu lạc bộ nói trên.
Bà qui tụ khoảng 200 học sinh thuộc 10 trường học trên khắp Sydney, để tham dự Cuộc Tranh Tài cuả các Chiến Binh Hakka.
“Chúng tôi luôn luôn nói rằng, nếu quí vị làm những gì mình yêu thích thì không bao giờ làm trong một ngày trong đời và sự thực là như vậy".
"Phải mất cả ngôi làng để nuôi dạy một đứa trẻ, thì chúng tôi cũng có những phần việc tương tự và đó là những gì chúng tôi đang làm".
"Chúng tôi muốn điều nầy phát triển và di chuyển sang các khu vực khác ở Sydney và ngay cả trên cả nước nữa”, Jo Jo Lee.
"Khi đến những sự kiện nầy, bạn tụ tập cùng với các trường học khác và trình bày về văn hóa của mình, thì quả là điều tuyệt vời khi kết thân với những người như bạn”, Winston Sesili Vaka.
Còn ông Rawiri Iti là Chủ tịch Người Giám sát Maori tại Úc cho biết, cuộc tranh tài nhằm cử hành về văn hóa không chỉ xuất phát từ Tân Tây Lan, mà cả khắp nơi ở Thái Bình Dương.
“Người Samoa, người Tonga tất cả họ đều có vũ điệu Hakka riêng của họ, thế nhưng tất cả đều có ý nghĩa về mặt văn hóa".
"Điều đó cũng có nghĩa là tất cả chúng ta đều là một và các vũ điệu có cùng một ý nghĩa, chẳng phân biệt quí vị đến từ quốc gia nào mà chúng ta tất cả đều đến với nhau”, Rawiri Iti.
Đối với một vũ công như anh Winston Sesili Vaka, thì haka cho họ một niềm hãnh diện và thăng tiến.
“Quả hết sức phấn khởi, khi được lên sân khấu để cho thấy bạn là ai, đặc biệt khi gia đình bạn có mặt dưới hàng ghế khán giả để ủng hộ bạn".
"Khi đến những sự kiện nầy, bạn tụ tập cùng với các trường học khác và trình bày về văn hóa của mình, thì quả là điều tuyệt vời khi kết thân với những người như bạn”, Winston Sesili Vaka.
Được biết các học sinh đã mất nhiều tháng, để tập luyện môn vũ cổ truyền của họ thường được trình diễn vào các buổi lễ, mặc dù họ chỉ để xuất hiện trên sân khấu trong một khoảng thời gian ngắn ngủi mà thôi.
Toàn thể tiến trình nhắm vào việc nối kết các học sinh với nền văn hóa của họ, tôn trọng bản sắc và dần dần truyền đạt những hiểu biết cho thế hệ mai sau.
Những buổi trình diễn mạnh mẽ, hy vọng sẽ vinh danh sự gắn kết cộng đồng, trong những năm tháng sắp tới.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại