Chính sách của nước Úc trong việc giảm bớt khí thải và lệ thuộc vào than đá, đã bị nhắm đến trong Diễn đàn của các nhà lãnh đạo Thái bình Dương, với các hải đảo nhỏ bé lập lại các đe dọa mà họ đối diện, do hiện tượng thay đổi khí hậu.
Họ muốn nước Úc bãi bỏ quyết định, sử dụng các tín dụng thải khí có thể trao đổi, từ hiệp ước khí hậu Kyoto trước đây, để hướng đến mục tiêu giảm bớt khí thải của Hiệp định Paris, thế nhưng chính phủ liên bang Úc vẫn giữ nguyên lập trường, trước những lời kêu gọi như vậy.
Mô tả diễn đàn là một cuộc hội họp gia đình, Thủ tướng Scott Morrison cho biết ông rất muốn thảo luận một loạt các vấn đề xa hơn là môi trường, chẳng hạn như công việc và vấn đề kinh tế.
“Khi các gia đình đến với nhau, họ nói về các chuyện gây nhiều khó khăn. Điều quan trọng nhất đối với họ và trong những ngày tới, là những gì chúng ta sẽ thực hiện".
"Chúng ta nói về tương lai của môi trường đang sinh sống, tương lai của nền kinh tế, cũng như nói về mỗi gia đình trên thế giới, đó là con trẻ chúng ta sẽ có công ăn việc làm và những loại việc làm nào, chúng sẽ có trong tương lai”, Scott Morrison.
Ngay khi đến nơi, Thủ tướng Scott Morrison loan báo ngân khoản 1 triệu rưỡi đô la cho 150 học bổng thêm nữa về kỹ thuật và hướng nghiệp, với những người dân hải đảo Thái bình Dương đang tìm việc làm.
Ông cũng loan báo một Diễn đàn trên mạng, cung cấp một thị trường lao động có thể tương tác và các dữ kiện về năng lực, để giúp cho các ngành kỹ nghệ trong vùng Thái bình Dương.
Nhà lãnh đạo của đảo quốc Tuvalu là ông Enele Sopoaga hoan nghênh việc cam kết của Úc với 500 triệu đô la trong 5 năm tới, qua các kế hoạch chống lại thời tiết, thế nhưng ông cho đài ABC biết rằng, ông Morrison đã cho các nước Thái bình Dương có quyền tự do, về vấn đề thay đổi khí hậu.
“Chúng tôi cảm ơn nghĩa cử qua việc cộng tác với nhau, thế nhưng điều nầy không mang lại một sự hợp lý tốt đẹp, khi chẳng làm điều gì đúng đắn, cũng như giảm bớt nạn khí thải nhà kính và vẫn tiếp tục khai thác các mỏ than đá".
"Liệu 500 triệu đô la hay 1 tỷ đô la hay hơn nữa, chẳng có chi khác biệt trong nghĩa vụ của các nhà lãnh đạo và các quốc gia trong việc giảm bớt nạn khí thải nhà kính”, Enele Spoaga.
"Tôi nghĩ một trong những khó khăn ở đây khó để tưởng tượng ra, là các công ty Úc bành trướng đến các đảo quốc Thái bình Dương, cùng cách thức với những công ty Trung quốc cũng làm như vậy”, Jon Fraekel.
Trước đó trong ngày, vị Tổng trưởng đặc trách về Thái bình Dương là ông Alex Hawke, cân nhắc các quan ngại về sự thay đổi khí hậu.
Ông cho đài ABC biết rằng, nước Úc hiện loại dần than đá theo một mức độ thích hợp và diễn đàn không nên quan ngại, trong việc chất vấn các vị Tổng Bộ trưởng, với việc gia tăng tốc độ về chuyện thực hiện.
“Lập trường của Úc về vấn đề than đá là chúng ta sẽ không có một thông cáo về than đá hay việc phát điện bằng than đá, hoặc loại trừ việc nầy ngay từ bây giờ, vốn là một đề nghị thực tiễn".
"Chúng ta không muốn thấy các cuộc hội đàm bị tan vỡ, thế nhưng mỗi quốc gia đều có lập trường của họ, cũng như có những vấn đề mà họ cần phải tuân thủ”, Alex Hawke.
Được biết nước Úc hiện tìm cách, loại bỏ việc lưu ý về chuyện loại dần than đá, trong thông cáo vào cuối diễn đàn của các nước Hải đảo Thái bình Dương.
Thủ tướng Tân tây Lan Jacinda Ardern cho biết, thật dễ dàng khi nói rằng, những lời nói sau cùng của bản Thông cáo sẽ ra sao.
“Một lần nữa trong khi các văn bản đang được thương thuyết, thì chúng ta để các cuộc thảo luận cho việc đó".
"Dĩ nhiên luôn luôn có một loạt các vấn đề được xem xét, khi chúng ta phát hành văn bản như là một nhóm, thế nhưng sẽ có nhiều quyền lực hơn, nếu đó là vấn đề của toàn thể các nhà lãnh đạo vùng Thái bình Dương, đặc biệt khi chúng ta đến với Đại hội đồng Liên hiệp quốc, nơi mà vấn đề thay đổi khí hậu luôn chế ngự”, Jacinda Ardern.
Trong khi đó, an ninh của vùng nầy hiện đối diện với hiện tượng thay đổi khí hậu vốn là môi trường của diễn đàn, trong khi các ảnh hưởng bên ngoài cũng được thảo luận.
Có những quan ngại về việc Trung quốc gia tăng sự hiện diện trong vùng, bất chấp một số quốc gia hải đảo Thái bình Dương vẫn trung thành với Đài loan, hơn là với Trung quốc.
Ông Jon Fraenkel là giáo sư chuyên về quan hệ quốc tế, tại đại học Victoria ở Wellington thuộc Tân tây Lan.
Ông cho biết việc đầu tư của Trung quốc vào vùng nầy trong một thập niên qua, đã có những hậu quả đáng kể mà nước Úc không thể cạnh tranh nỗi.
“Chắc chắn là trong năm rồi, nước Úc đã tìm cách cung cấp một số đầu tư về tài nguyên thay thế trong vùng Thái bình Dương, qua các quỹ xây dựng hạ tầng cơ sở mới và các cải tổ theo đó các cơ quan tín dụng có thể hoạt động".
"Tôi nghĩ một trong những khó khăn ở đây khó để tưởng tượng ra, là các công ty Úc bành trướng đến các đảo quốc Thái bình Dương, cùng cách thức với những công ty Trung quốc cũng làm như vậy”, Jon Fraekel.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại