Peterson Mariango là một lao động làm theo mùa, sống ở đảo Tanna thuộc Vanuatu.
Anh nầy 28 tuổi đang làm việc tại Bắc Úc kể từ năm 2018.
Anh cho biết chương trình công nhân làm theo mùa, giúp anh duy trì được một lợi tức ổn định, trong khi các cơ hội làm việc tại quê nhà dường như khô cạn đi trong mùa đại dịch COVID-19.
“Tại quê nhà, chẳng có công việc với số lương vững chắc và tôi thực sự muốn đến Darwin, bởi vì tôi muốn giúp đỡ gia đình".
"Sẽ có được nhiều tiền khi làm việc tại Darwin, ở nước Úc".
"Trở lại đây chẳng có việc gì làm, vào thời buổi COVID-19 và lợi tức duy nhất tôi có thể gởi về nhà là công việc theo mùa và hướng dẫn du lịch, nhưng du lịch thì nay chẳng còn nữa”, Peterson Mariango.
Hái trái cây là một nghề cực nhọc về thể xác. Anh Mariango hiện làm việc cho công ty Fruit Farms ở Darwin.
Anh là một trong số 16 công nhân từ vùng Thái Bình Dương vẫn còn ở lại nơi làm việc, trước khi chương trình công nhân làm việc theo mùa bị đóng cửa vào tháng 3, do cuộc khủng hoảng về y tế.
“Đó quả thực là công việc nặng nhọc vì có khoảng 19 ngàn cây xoài".
"Thật khó để tỉa cành dưới ánh nắng nóng bức tại Darwin".
"Tôi nhớ gia đình lắm vào lúc nầy, đã gần một năm tôi không gặp".
"Mỗi hai tuần, tôi gởi tiền về để giúp gia đình".
"Tôi học được nhiều kinh nghiệm từ cây xoài rồi chuối, đến các loại dưa và bí đỏ nữa”, Peterson Mariango.
Còn ông Mark Smith là quản lý công ty nói trên.
Ông cho biết, nếu không có anh Mariango và sự giúp sức của các công nhân từ vùng Thái Bình Dương vẫn còn ở lại làm việc tại chỗ, thì hầu như không thể nào hoàn tất việc hái trái cây, còn mùa xoài sắp tới sẽ cho thấy một thử thách lớn hơn nữa.
“Vâng chúng tôi thực may mắn, vì chính phủ cho phép chúng tôi gia hạn visa cho các công nhân làm theo mùa thêm 12 tháng nữa".
"Việc nầy giúp chúng tôi tiếp tục công việc thường lệ hàng ngày, vì với xoài thì chúng tôi sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không có người hái”, Mark Smith.
Đối với công ty Fruit Farms ở Darwin, mùa xoài bắt đầu vào tháng 10 sắp tới.
Ông Smith cho biết, để có thể cung cấp việc thiếu hụt lao động trong ngành nầy, cần đến khoảng 2 ngàn công nhân được tái sử dụng trên khắp lãnh thổ Bắc Úc cho mùa xoài sắp tới.
“Có lẽ chúng tôi cần đến 2 ngàn người cho vụ mùa, thế nhưng bất cứ công nhân nào chúng tôi thuê được vào thời điểm đó đều có ích cả, chúng tôi hiện cũng cộng tác với một số nông dân khác ở quanh đây".
"Mùa xoài loại Honey Gold chín trễ hơn Kensinton Pride, vì vậy sẽ thuận lợi khi chúng tôi hoàn tất việc hái KP trước, lúc đó chúng tôi có thể thuê được một số công nhân, thế nhưng tôi không nghĩ là sẽ đủ người”, Mark Smith.
Ông Smith cho rằng, điều lý tưởng là sử dụng công nhân địa phương, thế nhưng chuyện nầy không bao giờ xảy ra.
“Người Úc chẳng thích làm nông vì quá vất vả".
"Vào thời tiết và khí hậu nầy, sáng khó ra khỏi giường, chưa kể là phải mang vác chuối, rồi đi hàng dặm để hái xoài, nên dân địa phương chẳng thích các công việc như vậy”, Mark Smith.
Ông cho rằng tiền bạc mà các công nhân Vanuatu kiếm được tại Úc, là rất quan trọng cho nền kinh tế của đảo quốc nầy.
“Những người nầy kiếm được khá nhiều tiền ở đây và khi trở về nước họ có tiền để tiêu ở đó".
"Nhiều người làm việc cực nhọc, để thoát khỏi cảnh nghèo khó ở quê nhà".
"Giáo dục là một vấn đề chính yếu, cũng như chuyện nhà cửa cùng các vấn đề khác nữa".
"Không chỉ có nhiều công việc ở đây, mà đặc biệt vào lúc nầy với COVID-19”, Mark Smith.
"Kế hoạch mang lại các lợi ích cho vùng nầy, rồi các công nhân Đông Timor và cộng đồng của họ, bao gồm một cơ hội để kiếm được lợi tức tại Úc, phát triển khả năng mới và gởi tiền về quê nhà”, Alex Hawke.
Trong khi đó, chủ tịch Hiệp hội Nông dân Lãnh thổ Bắc Úc là ông Paul Burke cũng đồng ý rằng, cần có thêm nhiều công nhân trong những tháng sắp tới, chứ không chỉ riêng cho mùa xoài.
“Chúng ta biết hiện có khoảng 2 ngàn người hái trái cây trong mùa xoài, rồi các loại dưa, nho, cherry, dâu và dâu tây nữa".
"Các phân loại nầy rất nhiều tại Úc và mỗi ngành đều bắt đầu cảm thấy áp lực phải có đủ công nhân làm việc".
"Chúng tôi biết sẽ thiếu hụt từ 30 đến 40 người trong vòng 12 tháng sắp tới và những công việc nầy không do người dân Úc làm, chúng tôi hiểu chuyện đó vì vậy chúng tôi muốn kế hoạch nầy được thực hiện nhanh chóng”, Paul Burke.
Được biết mới đây, chính phủ liên bang đã tái khởi động chương trình công nhân làm việc theo mùa, nhằm đáp ứng với việc thiếu hụt lao động trong ngành nông nghiệp.
Vào tháng tới, có 162 nhân công từ Vanuatu đến lãnh thổ Bắc Úc, như một phần trong việc thử nghiệm chương trình và họ bắt đầu làm việc tại các trang trại, sau 2 tuần bị cách ly tại Howard Springs.
Việc thử nghiệm sẽ tốn phí cho Hiệp hội Nông dân 2500 đô la cho mỗi người để cách ly, cộng thêm khoảng 100 ngàn đô la cho chuyến bay thuê bao đến Vanuatu.
Ông Burke cho biết, các chi phí nói trên không thể so sánh được, với các tổn thất mà nông dân phải để trái cây nguyên trên cành không ai hái.
Trong một thông cáo gởi đến SBS, Bộ Trưởng phụ trách vùng Thái Bình Dương là ông Alex Hawke cho biết, những lợi ích sẽ đi xa hơn cánh cổng của trang trại, qua việc tăng cường mối quan hệ giữa Úc và các quốc gia láng giềng.
“Chương trình tuyển mộ công nhân Thái Bình Dương của Úc là một cột trụ quan trọng của chúng tôi để phát triển kinh tế vùng Thái Bình Dương".
"Kế hoạch mang lại các lợi ích cho vùng nầy, rồi các công nhân Đông Timor và cộng đồng của họ, bao gồm một cơ hội để kiếm được lợi tức tại Úc, phát triển khả năng mới và gởi tiền về quê nhà”, Alex Hawke.
Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại