Dân hải đảo nam Thái bình Dương tranh đấu giữ lại các bức tường mang tính lịch sử

Tweed Valley South Sea Islanders like Louise Togo have been fighting to save historic dry stone walls

Tweed Valley South Sea Islanders like Louise Togo have been fighting to save historic dry stone walls Source: SBS

Các bức tường đá lịch sử do những công nhân thuộc vùng biển Thái bình Dương xây dựng hơn một thế kỷ trước ở phía bắc New South Wales hiện bị phá hủy để làm chỗ đậu xe cho một bệnh viện. Cố gắng của cộng đồng địa phương để giữ lại di tích nầy đã thất bại bất chấp các lo sợ rằng các bức tường nói trên có thể được dùng vào việc xây dựng trong các nghĩa trang.


Xe ủi đất được sử dụng để phá hủy các bức tường bằng đá, được những lao công thuộc các hải đảo ở nam Thái bình Dương xây dựng nên, khoảng 120 năm trước tại phía bắc New South Wales.

Một số các kiến trúc xây lên bằng chính bàn tay của họ, chạy dài khoảng 60 mét, sẽ nhường chỗ cho một nơi đậu xe cho nhân viên, của một bệnh viện mới trị giá 580 triệu đô la, ở thung lũng Tweed.

Bà Louise Togo thuộc Hiệp hội Người Dân Nam Thái bình Dương tại Thung Lũng Tweed, đã cố gắng chiến đấu để giữ bức tường ở nguyên vị trí.

“Tôi cảm thấy như họ phá hủy một phần độc đáo của lịch sử, đặc biệt là tại đây ở vùng Tweed phía bắc New South Wales".

"Các bức tường nầy quan trọng đối với chúng tôi, hãy chờ một chút đi, tôi sắp khóc đây".

"Chúng ta hủy bỏ lịch sử, chỉ để xây dựng một chỗ đậu xa và một driveway mà thôi”, Louise Togo.

Trong khi đó, hai bức tường trong số 5 bức trên vùng đất, trước đây là một trang trại trồng mía, cũng sẽ không còn nữa.

Đối với người dân gốc hải đảo nam Thái bình Dương sống tại thung lũng Tweed, các bức tường biểu tượng cho dòng máu, mồ hôi và nước mắt của tiền nhân và bà Louise Togo nói rằng, có lẽ đó là nơi yên nghỉ cuối cùng của tổ tiên họ.

“Những người từ vùng biển namThái bình Dương phía nam, nam cũng như nữ đã được chôn cất tại những trang trại mà họ làm việc dọc theo bờ biển phía đông nước Úc, đặc biệt là tại Queensland”.

Được biết có 60 ngàn dân hải đảo đã được chuyên chở đến đây, phần lớn là từ Vanuatu và quần đảo Solomons, họ sống như người nô lệ và làm việc trong các ngành nông nghiệp vào cuối thập niên 1800 và có khoảng một phần tư những người nầy đã chết.

Một bức tường đá gần đó được gìn giữ trên miếng đất tư nhân và đã được cha của bà Lill Engstrom xây dựng khoảng 120 năm trước, khi ông khai phá vùng đất nầy để trồng trọt.

“Cha tôi kể mọi chuyện về công việc họ đã làm tại đây và câu chuyện không bao giờ kết thúc với các bức tường đá".

"Chúng có nhiều ý nghĩa vì đây là lịch sử và những người của chúng tôi đến đây, chẳng có gì để đóng góp vào đất nước nầy, để tạo nên như nước Úc ngày nay".

"Đó là lý do tôi yêu mến chúng cho đến hôm nay, thế nhưng hết rồi, bức tường đá lịch sử đã bị chấm dứt”, Lill Engstrom.

Ở cuối đường là nghĩa trang Cudgen của người dân hải đảo nam Thái bình Dương và nơi nầy được đánh giá là một di sản.
"Đó là việc họ chạm vào bức tường và mang các tảng đá đi, trong khi chúng tôi muốn họ để yên bức tường tại chỗ, bởi vì chúng giữ lại các giá trị văn hóa và mang nhiều ý nghĩa, một khi mang đi thì chúng chỉ còn là những tảng đá thông thường”, Louise Togo.
Việc quy hoạch vào hạng mục di sản diễn ra, 20 năm sau khi các tấm bia bị dời đi hồi thập niên 1980 và một sân gôn đã được xây dựng bên trên các ngôi mộ, giống như trường hợp của người ông của bà Felicia Cecil.

“Vâng quí vị chỉ thấy sân đánh gôn, thế nhưng ngôi mộ của ông tôi chẳng phải lẻ loi, do có một số ngôi mộ được chôn cất tại đây".

"Tôi có thể nhớ rất rõ bà Mey và một đôi bé sơ sinh của bà, đã được chôn cất tại đây cùng với bà. Nơi an nghỉ của bà ta, không xa với ngôi mộ của ông tôi”, Celicia Cecil.

Giáo sư thỉnh giảng Clive Moore thuộc đại học Queensland, là một sử gia Úc chuyên về vấn đề của người dân hải đảo nam Thái bình Dương cho biết, cần có thêm các cuộc nghiên cứu về các bức tường đá nói trên.

“Có mọi lý do tại trang trại ở Cudgen, nơi những người dân hải đảo Thái bình Dương được chôn cất nơi đây".

"Dù họ có nằm dưới các bức tường lịch sử hay không chẳng ai biết được, trừ khi có cuộc nghiên cứu thích hợp được thực hiện”, Clive Moore.

Trong một bản tuyên bố, Cơ quan về Hạ tầng cơ sở Y tế New South Wales nói rằng, các radar dò tìm dưới đất không tìm thấy bằng chứng nào, về nghĩa trang chôn cất trước đây cả.

Còn các tảng đá thì sao? Sẽ có các cuộc tham vấn thêm nữa, về vấn đề tái sử dụng chúng và trưng bày trong viện bảo tàng lịch sử của người dân nam Thái bình Dương, thế nhưng theo bà Louise Togo cho biết, đề nghị nầy trước đó đã bị họ bác bỏ.

“Những gì họ đề nghị với chúng tôi là những chuyện chúng tôi chẳng muốn chút nào".

"Đó là việc họ chạm vào bức tường và mang các tảng đá đi, trong khi chúng tôi muốn họ để yên bức tường tại chỗ, bởi vì chúng giữ lại các giá trị văn hóa và mang nhiều ý nghĩa, một khi mang đi thì chúng chỉ còn là những tảng đá thông thường”, Louise Togo.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share