Việc nầy diễn ra khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phác họa các viễn tượng của chính phủ Trump cho vùng nầy trong đó nhấn mạnh đến sự hợp tác hơn là thống trị.
Đó là một sự hợp tác cho hoà bình và thịnh vượng và đây là mục tiêu mà Úc, Mỹ và Nhật mới loan báo trong một hành động của 3 nước, nhằm hỗ trợ các dự án trong vùng Ấn độ-Thái bình Dương, đối với các mục tiêu phát triển, gia tăng sự gắn kết và tăng cường sự phát triển kinh tế.
Cả 3 nước đã ra một thông cáo chung tuyên bố về niềm tin rằng, các cuộc đầu tư tốt đẹp xuất phát từ sự minh bạch, cạnh tranh công khai, mang tính bền vững, gắn liền với căn bản vững mạnh của toàn cầu, cũng như xử dụng lực lượng lao động địa phương và ngăn tránh gánh nặng nợ nần không chịu đựng nổi.
Trước đó, họ bày tỏ quan ngại về sáng kiến “Một vành đai, một con đường” của Trung quốc trong khu vực, vốn có thể khiến cho các quốc gia vay mượn sẽ lâm vào tình cảnh nợ nần không gánh nổi và ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia”.
Bản thông cáo viết tiếp, “Việc cộng tác nầy thể hiện mối quan tâm của chúng tôi cho vùng Ấn độ-Thái bình Dương, phải là khu vực tự do, mở rộng và thịnh vượng”.
Thế nhưng Tổng trưởng Thương mại Steve Ciobo cho đài Sky News biết khi ông nhấn mạnh rằng, việc hợp tác của Úc với Trung quốc chỉ là một trong một số kế hoạch mà Úc đang đảm nhiệm.
“Chúng tôi đã hoạt động rất nhiều thông qua Ngân hàng Phát triển Á châu, đó cũng là lý do chúng tôi cũng cộng tác với Ngân hàng Đầu tư Hạ Tầng Á châu".
"Đây cũng là chuyện chúng tôi làm việc với Trung quốc, khi có thể xác định các cơ hội cho chúng tôi, để cùng hoạt động tại các quốc gia thứ ba, nhằm tăng cường các hạ tầng cơ sở bền vững".
"Đó cũng là lý do vì sao chúng tôi hiện nay tiến đến việc hợp tác của 3 quốc gia, cũng liên quan đến các dự án hạ tầng cơ sở nữa”, Steve Ciobo.
Sự hợp tác của ba nước dường như sẽ cạnh tranh với sáng kiến “Nhất Đới, nhất lộ” của Trung quốc, nhắm vào việc xây dựng một hệ thống con đường giao thương và các khu vực tự do mậu dịch, nối liền Âu châu, Á châu và Phi châu.
Úc và Trung quốc đã ký biên bản ghi nhớ, về sáng kiến nói trên.
Ông Ciobo bác bỏ các ý kiến cho rằng, sự hợp tác với Mỹ và Nhật sẽ mang lại việc thách thức với quyền lợi của Trung quốc và ông nói, ông không mong chờ một sự thất bại nào cả.
Lời loan báo được nêu lên, khi Hoa kỳ gia tăng việc hợp tác trong vùng, tại một cuộc họp về vấn đề Ấn độ-Thái bình Dương tại Washington mới đây.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bày tỏ hy vọng, về một khu vực tự do và công bằng, cho tất cả mọi người
“Viễn tượng về vùng Ấn độ-Thái bình Dương của chúng ta không loại trừ một quốc gia nào cả, chúng ta tìm cách cộng tác với bất cứ ai để tăng cường một vùng Ấn độ-Thái bình Dương tự do và mở rộng, cũng như những cộng tác nhằm nâng cao các tiêu chuẩn lên mức cao nhất, mà các công dân chúng ta đòi hỏi".
"Hoa kỳ cam kết gia tăng sự hiện diện trong vùng, bởi vì chúng tôi muốn người Mỹ và mọi dân tộc trong vùng nầy, có thể chia xẻ sự phát triển kinh tế, trong những thập niên 2020, 2030, 2040 và xa hơn nữa”, Mike Pompeo.
"Hoa kỳ cam kết cộng tác với bất cứ quốc gia nào tại Nam Á hay cả vùng Ấn độ-Thái bình Dương rộng lớn hơn, trong việc chia xẻ quan điểm của chúng tôi về vùng nầy, theo đó tôn trọng chủ quyền và một hệ thống pháp trị cũng được tôn trọng”, Rex Tillerson.
Chính phủ của Tổng thống Trump tiết lộ, một ngân khoản mới trị giá 153 triệu đô la Úc, sẽ ban cấp cho những sáng kiến tập trung vào kỹ thuật, năng lượng và hạ tầng cơ sở.
Việc nầy cũng được xem một cách rộng rãi, là cố gắng nhằm gây gián đoạn cho ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung quốc trong vùng, điều nầy diễn ra khi quan hệ giữa Mỹ-Trung căng thẳng, qua những xung đột về mậu dịch.
Trong một gợi ý dường như nhắm vào Trung quốc, ông Pompeo nhấn mạnh rằng Hoa kỳ chống đối một thế lực duy nhất trong vùng, ngay cả đó là thế lực của Mỹ đi nữa.
“Cũng giống như rất nhiều các đồng minh và bạn hữu Á châu của chúng ta, Hoa kỳ chiến đấu cho sự độc lập của mình đối với một đế quốc vốn có thể ngăn chận".
"Vì vậy chúng ta không bao giờ và sẽ không hề tìm cách thống trị vùng Ấn độ-Thái bình Dương, trong khi chúng ta cũng chống lại bất cứ nước nào muốn làm như vậy”, Mike Pompeo.
Chính phủ Trump lần đầu tiên phác họa về chiến thuật cuả Mỹ tại Ấn độ-Thái bình Dương hồi năm rồi, khi xác định khu vực nầy trải dài từ bờ biển phía tây nước Mỹ cho đến Ấn độ.
Ngoại trưởng Mỹ thời bấy giờ là ông Rex Tillerson, đã chỉ trích những hành động của Trung quốc, mà ông cho rằng sẽ khiến cho những nước chịu gánh nặng nợ nần lớn lao.
Ông kêu gọi chính phủ Mỹ, nên phát triển các cơ chế tín dụng thay thế, khi ông kể ra nhu cầu của các nước, cần tôn trọng một nền trật tự dựa trên căn bản luật pháp.
“Sức mạnh của vùng Ấn độ-Thái bình Dương luôn luôn là sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các dân tộc, các chính phủ, những nền văn hóa và kinh tế".
"Hoa kỳ cam kết cộng tác với bất cứ quốc gia nào tại Nam Á hay cả vùng Ấn độ-Thái bình Dương rộng lớn hơn, trong việc chia xẻ quan điểm của chúng tôi về vùng nầy, theo đó tôn trọng chủ quyền và một hệ thống pháp trị cũng được tôn trọng”, Rex Tillerson.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại