Tương lai của hiệp ước gặp nhiều nghi vấn sau khi Hoa kỳ rút ra khỏi hiệp ước nầy ngay sau khi Tổng thống Trump nhậm chức hồi năm rồi.
Thế nhưng Tổng trưởng thương mại Úc là ông Steve Ciobo cho biết việc tu chính thỏa ước có thể giúp cho các nước còn lại tìm được những thỏa thuận chung.
Sau nhiều tháng với nhiều đồn đoán, thỏa ước mậu dịch xuyên Thái bình Dương cuối cùng đã được chung quyết.
Hiệp ước lịch sử gồm 11 quốc gia và trị giá hàng ngàn tỷ đô la, đã được chung kết tại Tokyo và dự trù sẽ có hiệu lực vào tháng 3 sắp tới.
Việc nầy theo sau nhiều tháng vận động của Nhật bản và nước Úc, nhằm thuyết phục Canada vốn do dự để ký vào.
Tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Thụy sĩ, Thủ tướng Canada ông Justin Trudeau loan báo về cam kết mới trong hiệp ước.
"Hôm nay tôi rất hân hạnh loan báo rằng Canada và 10 quốc gia còn lại trong thỏa ước mậu dịch Xuyên Thái bình Dương đã kết thúc các cuộc thảo luận tại Tokyo, Nhật bản về một hiệp ước mới toàn diện và tiến triển Xuyên Thái bình Dương".
Hiệp ước Hợp tác mậu dịch Xuyên Thái bình Dương gọi tắt là TPP đã gặp một trở ngại lớn lao hồi năm rồi, khi tân Tổng thống Donald Trump mới đắc cử, đã rút Hoa kỳ ra khỏi hiệp ước mà ông gọi là 'một cam kết bất lợi khủng khiếp cho Mỹ'.
Tương lai cuủa hiệp ước nầy lại gặp khó khăn lần nữa, khi Canada ngưng việc thỏa thuận hồi tháng 11, sau khi Thủ tướng nước nầy không tham dự cuộc bỏ phiếu chung kết cần thiết, để phê chuẩn thỏa thuận tại cuộc họp APEC tại Việt Nam.
Tổng trưởng thương mại Úc Steve Ciobo cho biết, một số các điều khoản trong bản hiệp ước nguyên thủy đã bị đình hoãn hay tu chính, để có thể đạt được một hiệp ước mới.
Ông cho biết, các thay đổi đã được thực hiện nhắm vào các điều khoản do Mỹ yêu cầu trước đó và có những ngoại lệ về văn hóa ảnh hưởng đến Canada.
"Chúng tôi tưởng đã có một thỏa ước rồi, thế nhưng vào phút chót chúng tôi không thể ký vào".
"Nay chúng tôi đã kết thúc thỏa ước và một trong các vấn đề khó khăn chính yếu là Canada và đó chỉ là vấn đề kỹ thuật, với các chước giảm về vấn đề văn hóa mà Canada đối diện khi có một thiểu số lớn lao nói tiếng Pháp."
"Họ đã có lý hơn rồi tất cả chúng tôi tìm được một căn bản chung và cuối cùng chúng tôi có thể ký kết vào hiệp ước nầy", Steve Ciobo.
Hiệp ước được đề ra nhằm giải phóng mậu dịch giữa các nước quanh vùng Thái bình Dương, liên quan đến việc hạ giảm thuế suất và khuyến khích lao động rẻ hơn.
Tham dự cùng các nhà lãnh đạo thế giới tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos Thụy sĩ, ông Ciobo cho biết thỏa ước sẽ giảm bớt 98 phần trăm thuế suất, với các hàng hóa trị giá gần 14 ngàn tỷ đô la.
Ông cho biết, hiệp ước sẽ là một sức đẩy cho các nhà xuất cảng Úc.
"Úc có thể xuất cảng thịt bò sang Nhật bản trong cách thức mới, với việc cắt giảm nhanh chóng về thuế quan và việc nầy giúp cho kỹ nghệ thịt bò Úc đạt được một mức thuận lợi đáng kể so với thịt bò Mỹ chẳng hạn và đó là tin tức hết sức đáng mừng cho Úc".
"Chúng ta còn có những thị phần mới về đường và lúa mì sang một số các quốc gia khác nhau, cũng như các thỏa ước mới tinh với Mexico và Canada nhờ ở việc ký kết hiệp ước nầy", Steve Ciobo.
"Chúng tôi hiện cạnh tranh toàn cầu và sẽ tiếp tục làm điều đó, thế nhưng chúng tôi cần những việc như thỏa ước mậu dịch nầy có thể mở ra các thị trường và giảm bớt thuế quan, để chúng tôi có thể cạnh tranh trên một sân chơi bình đẳng", Tony Mahar.
Trong khi đó, Chủ tịch Hiệp hội Nông gia Úc châu ông Tony Mahar cho đài ABC biết rằng, nông dân Úc hoan nghênh thỏa ước được tu chính.
"Các nông gia nghĩ rằng việc nầy hoàn toàn là một điều hết sức tốt đẹp, các nông phẩm Úc là những mặt hàng thiên về xuất cảng".
"Chúng ta xuất cảng khoảng 2 phần 3 những gì sản xuất, vì vậy việc hồi sinh của hiệp ước Mậu dịch Xuyên Thái bình Dương là một điều thực sự tốt đẹp cho giới nông gia".
Nó sẽ cung cấp cho chúng ta thêm nhiều cơ hội và nhiều việc gia nhập thị trường, để bán thực phẩm và tơ sợi", Tony Mahar.
Bất chấp các quan ngại về việc hợp tác sẽ không đầy đủ khi không có Mỹ tham dự, ông Mahar nói rằng đạt đến một thỏa ước với 10 quốc gia còn lại là một thành tựu đáng kể .
"Chúng tôi không gặp vấn đề gì trong việc cạnh tranh trên mức độ toàn cầu, cũng như trên một sân chơi công bằng có sẵn".
"Chúng tôi hiện cạnh tranh toàn cầu và sẽ tiếp tục làm điều đó, thế nhưng chúng tôi cần những việc như thỏa ước mậu dịch nầy có thể mở ra các thị trường và giảm bớt thuế quan, để chúng tôi có thể cạnh tranh trên một sân chơi bình đẳng", Tony Mahar.
Được biết 11 quốc gia tham dự trong hiệp ước gồm có Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam hy vọng sẽ ký kết hiệp ước mới vào ngày 8 tháng 3 tại Chile.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại