Nuôi con ở Úc: Cha mẹ là nhân viên thiết yếu

Thanh Trúc (trái) nhân viên bán lẻ làm việc tại Woolworths và Thư Nguyễn (phải) y tá chuyên môn tại bệnh viện Sunshine.

Thanh Trúc (trái) nhân viên bán lẻ làm việc tại Woolworths và Thư Nguyễn (phải) y tá chuyên môn tại bệnh viện Sunshine. Source: Supplied

Trong khi hàng triệu người Úc đã ở nhà, chuyển sang làm việc và học tập từ xa để hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh, nhiều người lao động gốc Việt vẫn ra ngoài làm việc, vì họ giữ vai trò thiết yếu khi xã hội chuyển sang chế độ “giãn cách xã hội”. Đối mặt với rủi ro, họ đang giữ cho nước Úc vận hành…


Chưa bao giờ, khái niệm về những nhân viên thiết yếu lại được đề cao như thời điểm này.

Giữa lúc chính phủ liên bang loan báo các hạn chế nghiêm ngặt nhất cùng các biện pháp phong tỏa chặt chẽ vô tiền khoáng hậu tại Úc, thì những nhân viên thiết yếu vẫn phải làm việc, họ được gọi là “essential worker”.

Nhân viên y tế: mắc-xích quan trọng để xã hội vận hành

Vậy essential worker là những ai? Thủ Tướng Scott Morrison liệt kê các nhân viên như chuyên viên chăm sóc y tế, thầy cô giáo, viên chức chính phủ là những cá nhân cần thiết để giữ cho nước Úc vận hành.

Quyết định của chính phủ liên bang miễn phí tiền nhà trẻ cho con cái của những người vẫn đang tiếp tục làm các công việc thiết yếu khi nước Úc đang chiến đấu với dịch bệnh COVID-19 theo sau những lời kêu gọi giúp đỡ của ngành chăm sóc trẻ em trên cả nước để các nhà trẻ có thể tiếp tục mở cửa.

Nhà trẻ mở cửa miễn phí cho trẻ em có ba mẹ vẫn đi làm trong đại dịch coronavirus. Với nhiều phụ huynh như Thư Nguyễn, y tá chuyên môn (registerd nurse) tại bệnh viện Sunshine và viện dưỡng lão Mekong Cairnlea, quyết định này của chính phủ giúp cô có thể tiếp tục làm việc. Cả hai vợ chồng cô đều là y tá làm việc toàn thời gian.

“Con gái của tôi chỉ mới 6 tuổi. Đưa con đi nhà trẻ đồng nghĩa với việc tôi phải cân nhắc giữa rủi ro và sự an toàn của con”, Thư Nguyễn, y tá chuyên môn tại bệnh viện Sunshine nói với SBS.
Tôi không bao giờ mặc đồng phục y tế ra nơi công cộng hoặc trở về nhà. Đồng phục được thay và bỏ vào một túi để giặt riêng. Khi trở về nhà từ bệnh viện, tôi sẽ hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các thành viên trong gia đình.
Trong khi nhiều bậc phụ huynh lựa chọn việc cho con ở nhà, Thư Nguyễn cho biết cô vẫn đi làm, do đó việc gửi con đi học là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên cô áp dụng các biện pháp vệ sinh tuyệt đối để bảo vệ an toàn của con.

“Cách căn bản và an toàn nhất là rửa tay thường xuyên và đúng cách. Các bệnh viện đều có các chính sách để bảo đảm sự an toàn của nhân viên. Ví dụ tại bệnh viện Sunshine nơi tôi đang làm việc, tất cả các bệnh nhân và khách khi bước vào cửa sẽ trải qua quy trình screening assessment, đo nhiệt độ, trả lời các câu hỏi liên quan đến việc du lịch gần đây hoặc triệu chứng cảm sốt.
Thư Nguyễn cho biết cô luôn áp dụng các quy tắc an toàn khi từ bệnh viện trở về nhà để bảo vệ cho gia đình.
Thư Nguyễn cho biết cô luôn áp dụng các quy tắc an toàn khi từ bệnh viện trở về nhà để bảo vệ cho gia đình. Source: Supplied
Tuy nhiên, với một người làm cha mẹ, tôi cũng đặt ra những quy tắc riêng để bảo vệ cho gia đình của mình. Ví dụ như không bao giờ mặc đồng phục y tế ra nơi công cộng hoặc trở về nhà. Đồng phục được thay và bỏ vào một túi để giặt riêng. Khi trở về nhà từ bệnh viện, tôi sẽ hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các thành viên trong gia đình.

Thư Nguyễn chia sẻ với SBS mặc dù người thân cảm thấy lo lắng cho sức khỏe của cô khi làm việc trong môi trường có nhiều mầm bệnh, nhưng cô không sợ hãi.
Chúng tôi luôn tránh việc mặc đồng phục ở nơi công cộng và không bao giờ muốn lây nhiễm cho cộng đồng.
“Chúng tôi cảm thấy khá an toàn khi đến bệnh viện tiếp xúc với bệnh nhân. Tất nhiên vẫn có những rủi ro tiềm ẩn, nhưng may mắn là Úc hiện có đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ cho nhân viên y tế. Chúng tôi không phải tiếp xúc với các nguồn bệnh nguy hiểm.

Mỗi ngành nghề đều có rủi ro riêng, đặc biệt đây là thời điểm nhạy cảm. Tôi luôn trấn an gia đình về sự an toàn của mình và hướng dẫn mọi người vệ sinh đúng cách.”

Rất nhiều nhân viên y tế bị hành hung, bệnh nhân đối xử tệ, xua đuổi và có các hành vi bạo lực trước áp lực khám và chữa bệnh ngày một tăng trong đại dịch. Thư Nguyễn cho rằng đó là những câu chuyện buồn và không nên xảy ra khi bản thân các y tá, bác sĩ đang chịu nhiều áp lực.

“Có một số người đồng nghiệp của tôi tranh thủ đi siêu thị mua đồ vào sáng sớm cho gia đình. Họ mặc đồng phục trước khi vào ca làm việc và nhận phải những ánh mắt không mấy thiện cảm của những người xung quanh. Bản thân là một nhân viên y tế, chúng tôi luôn tránh việc mặc đồng phục ở nơi công cộng và không bao giờ muốn lây nhiễm cho cộng đồng”, Thư Nguyễn tâm sự với SBS.

Nhân viên bán lẻ tại siêu thị - áp lực chưa từng có

Thế nhưng, nếu chỉ giới hạn định nghĩa ở khoa cấp cứu, xe cứu thương, nhân viên y tế và những người trong phòng cấp cứu, thì ai sẽ cung cấp điện, nước, nhiên liệu, thực phẩm, mọi thứ cần thiết để những người ở nhà có thể duy trì cuộc sống.

Các nhân viên làm việc tại siêu thị là một thí dụ về những người tuyệt đối cần thiết, khi họ phải làm việc trong suốt thời gian nước Úc đóng cửa, chuẩn bị các kệ hàng, tiếp xúc với khách hàng và bảo đảm thực phẩm, đồ dùng thiết yếu đến tay công chúng.

Các nhân viên giao hàng, tài xế xe tải cũng như những người vận chuyển thư và bưu phẩm đang lèo lái cả một xã hội thời “hạn chế giao tiếp”. Các dịch vụ chuyển phát của Australia Post nhận được lượng thư tín và hàng hóa trực tuyến khủng khiếp chưa từng có trong lịch sử.
truc_1.jpg?itok=kGdGCoKl
Các bưu điện được chính phủ liên bang coi là “cơ sở hạ tầng trọng yếu” không thể đóng cửa.

Trên khắp nước Úc, gần 1 triệu nhân viên siêu thị được coi là thiết yếu. Chị Thanh Trúc, sống ở Melbourne là một trong số họ, cô làm công việc chăm sóc khách hàng tại chuỗi siêu thị Woolworths, thành phố Melbourne, tiểu bang Victoria, nơi đã có gần 1300 ca nhiễm bệnh và 15 người chết.
Thời điểm này vẫn có một công việc để làm là niềm vui. Tôi cảm thấy công việc của mình rất cần thiết và đáng tự hào.
“Mỗi ngày đi làm tôi đều mang theo một chai nước rửa tay khô, một khẩu trang và mạng nhựa để che mặt. Mỗi lần chồng tôi đón tôi từ nơi làm việc về đều xịt khuẩn toàn thân, lót cho tôi một miếng lót trên ghế xe để ngồi, và tôi tranh thủ thay đồ trong garage trước khi bước vào nhà”, Thanh Trúc nói với SBS.

Lý do mà Thanh Trúc cẩn thận như vậy là vì cô có một cậu con trai nhỏ 2 tuổi với hệ miễn dịch rất yếu. Cô may mắn có được mẹ ruột chăm sóc con trong khoảng thời gian dịch bệnh, nên bé không phải đến nhà trẻ.

Nhân viên siêu thị tiếp xúc với số lượng lớn khách mỗi ngày. Vì vậy nhiều siêu thị đang tẩy trùng hàng giờ, bao gồm xe đẩy hàng, tay nắm mở tủ lạnh, và máy thanh toán tiền.

Rất nhiều siêu thị không cung cấp khẩu trang cho nhân viên, vì vậy họ phải tự chuẩn bị khẩu trang. “Tôi là nhân viên người Việt duy nhất trong cửa hàng, tôi cũng là người duy nhất đeo khẩu trang. Một số người khác thì đeo bao tay.”, Thanh Trúc, nhân viên siêu thị Woolworths nói với SBS.

Những ca làm việc kéo dài, áp lực công việc tăng lên vì nhu cầu mua sắm, đối diện với thái độ hung hăng của một số khách hàng là những điều mà các nhân viên bán lẻ đang phải đối mặt.

“Mặc dù tôi bị gãy chân nhưng người quản lý cửa hàng vẫn thuyết phục tôi làm việc, thay vì nghỉ bệnh, và sắp xếp cho tôi một số công việc nhẹ nhàng hơn. Cửa hàng thiếu nhân viên và không thể kiếm người thay thế trong khoảng thời gian ngắn”.
Chồng và con trai của Thanh Trúc thường đến đón cô sau mỗi khi tan làm, nhưng với chính sách cách ly hiện nay, cô luôn giữ khoảng cách an toàn với con sau khi đi làm về
Chồng và con trai của Thanh Trúc thường đến đón cô sau mỗi khi tan làm, nhưng với chính sách cách ly hiện nay, cô luôn giữ khoảng cách an toàn với con Source: Supplied
Siêu thị giới hạn một số mặt hàng như thực phẩm đông lạnh, sữa hoặc tã. Một số khách hiểu chuyện thì không sao, nhưng một số người tỏ ra khó chịu thì tôi phải giải thích. Một số gia đình đi hai người tách ra để tính tiền riêng, tùy trường hợp mà mình giải thích với họ.

Tôi đến nơi làm việc từ sáng sớm để mở cửa, lúc nào cũng có khoảng 30 người đã xếp hàng sẵn. siêu thị lúc nào cũng đông, việc áp dụng khoảng cách cũng khiến việc tính tiền chậm trễ hơn, cần nhiều nhân viên hơn.”.

Thanh Trúc cho biết chính phủ đang thực hiện các biện pháp giám sát đếm từng lượt người ra vào siêu thị để bảo đảm tỷ lệ giãn cách.

Trong lúc mọi người bắt đầu lui về cố thủ trong nhà, vẫn có nhiều công nhân đối diện với sự nguy hiểm. Và lúc đó, chính những người chuyển hàng và người bán hàng là người tiếp tục hứng chịu rủi ro để xã hội "giãn cách" được suôn sẻ.

Thanh Trúc cho biết cô cảm thấy tự hào về công việc của mình.

“Thời điểm này vẫn có một công việc để làm là niềm vui. Tôi cảm thấy công việc của mình rất cần thiết và tự hào. Bây giờ nếu ai ra đường thì hầu như cũng là đi shop…”

Mời quý vị nghe phỏng vấn với nhân vật trong audio.

--

Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét. Trong nhà, phải có mật độ không quá một người trên bốn mét vuông không gian sàn.

Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy gọi cho bác sĩ của bạn (đừng đến phòng mạch) hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080.

Nếu bạn đang khó nhọc để thở hoặc trải qua một trường hợp khẩn cấp y tế, hãy gọi 000.

SBS tận lực mang đến tin tức cập nhật giúp bạn nắm bắt thông tin những diễn biến mới nhất của COVID-19 bằng tiếng Việt, xem tại: 
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share