Hội ngộ người tị nạn và hành trình 50 năm định cư tại Úc

Võ Văn Tuấn, một cư dân Sydney tham gia buổi Hội Ngộ Người Tị Nạn do VCA NSW tổ chức, Sydney 10-2024 (SBS).jpg

Những câu chuyện tị nạn sẽ được Cộng Đồng Người Việt Tự Do NSW ghi lại để lưu giữ làm tài liệu lịch sử về nguồn gốc hình thành cộng động người Việt tại Úc từ năm 1975 tới nay. Buổi hội ngộ người tị nạn đầu tiên đã diễn ra vào hồi tháng 10, và sẽ được tiếp tục tổ chức trong suốt năm 2025 cùng nhiều hoạt động khác, nhằm đánh dấu cột mốc 50 năm người Việt định cư tại Úc.


Hội Ngộ Người Tị Nạn do BCH CĐNVTD NSW tổ chức buổi đầu tiên vào hồi tháng 10.

Tiến sĩ Hà Cao Thắng, Chủ tịch BCH CĐ NVTD NSW cho biết, Ban Chấp Hành Cộng Đồng Người Việt Tự do NSW (Vietnamese Community in Australia VCA) tổ chức thu âm thu hình ghi lại những câu chuyện người tị nạn nhằm làm tài liệu cho cộng đồng và cho thế hệ sau về lịch sử hình thành cộng đồng người VIệt tị nạn tại Úc như thế nào.

Mỗi người tị nạn là một nhân chứng sống, mang theo mình những câu chuyện sống động về hành trình tị nạn và định cư của mỗi người người. Vì sao họ phải ra đi, chấp nhận hiểm nguy để đi? Liệu đã có bao nhiêu người đem câu chuyện cải tạo, kinh tế mới, chuyện vượt biên vượt biển của họ vùi theo cát bụi trong 50 năm qua?

Ts Hà Cao Thắng Nói, nếu bây giờ không kể không ghi lại thì sợ rằng sẽ không có cơ hội ghi lại nữa. Kể lại và ghi lại những câu chuyện này không chỉ bảo vệ cho quá khứ mà còn trách nhiệm trước lịch sử cần phải ghi lại những sự thật để thế hệ sau có bằng chứng đối chiếu khi tìm hiểu.

VCA dự định sẽ tổ chức thường xuyên những buổi hội ngộ tị nạn như vậy trong năm 2025 tại Trung Tâm sinh hoạt Cộng đồng và mở rộng cho tất cả mọi người tham gia không cần đăng ký trước, để ai cũng có thể tới và kể lại hành trình tị nạn của mình và những vui buồn của ngày đầu định cư.

Ngoài ra, VCA còn tổ chức Hành trình về Thăm lại các Trại Tị nạn của người Việt tại các nước Đông Nam Á.

Mục đích là nhằm để tri ân những quốc gia và những tổ chức đã cưu mang giúp đỡ người tị nạn Việt Nam, đồng thời để tưởng nhớ những người Việt đã không đến được bến bờ tự do, đã bỏ mình trên biển trong rừng sâu núi thẳm hay trên các hòn đảo các trại tị nạn. Và quan trong nữa, chuyến đi cũng là để kết nối với thế hệ trẻ để họ biết về lịch sử, nguồn gốc của các cộng đồng người Việt Nam ở hải ngoại.

Chuyến đi sẽ kéo dài trong ba tuần từ 28/4 đến 15/5 qua ba chặng qua ba quốc gia: Malaysia, Indonesia, và Phillipines.

Người tham gia có thể đi hết ba chặng hoặc đi từng chặng riêng lẻ.

Bất cứ ai ở đâu đều có thể tham gia.

Liên lạc nhà báo Lưu Dân theo email:

Đồng hành cùng chúng tôi tại  và cập nhật tin tức ở Nghe SBS Tiếng Việt trên ứng dụng miễn phí SBS Audio, tải về từ  hay  

Share