Hành trình người tị nạn và sự hình thành cộng đồng người Việt tại Úc

Gia đình Van Nguyen và ông Joe Rodigari (SBS)

Chuẩn bị cho kỷ niệm 50 năm cộng đồng người Việt hình thành, phát triển và đóng góp vào sự thành công của xã hội đa văn hóa Úc, Ban Chấp Hành Cộng Đồng Người Việt Tự Do NSW đã có buổi tọa đàm với chủ đề Hành Trình Người Tị Nạn với sự tham dự đông đảo các thành phần. Lần đầu tiên, những người tị nạn và con cháu họ nghe câu chuyện liên quan đến số phận của họ và sự hình thành nên cộng đồng người Việt tại Úc từ nhiều góc nhìn khác nhau bắt đầu từ 4/1975 sau khi Sài Gòn thất thủ.


Làn sóng người Việt rời Việt Nam sau năm 1975 với rất nhiều hoàn cảnh thương tâm xảy trên biển đã đánh động nhiều tổ chức, cá nhân và các quốc gia.

Năm 1976 khi con thuyền người Việt tị nạn đầu tiên cặp nước Úc đã làm dấy lên trong nước Úc một cuộc tranh luận về vấn đề tị nạn và thúc đẩy sự thay đổi trong chính sách nhập cư của Úc.

Trước năm 1975, ở Úc chỉ có những du học sinh Việt Nam qua Úc theo chương học bổng Colombo. Khi Sài Gòn thất thủ nhiều người trong họ bị kẹt lại.

Vào thời điểm tháng 4 khi rút khỏi miền Nam, trong khi đại sứ quán Mỹ đưa rất nhiều người Việt cùng đi thì đại sứ quán Úc ở Sài Gòn đã rời đi mà không có đem theo người Việt tị nạn ngoại trừ một một ngoại lệ duy nhất đó là 34 nữ tu Dòng Trưng Vương ở Sài Gòn.

Từ năm 1976 đến 1981, chỉ trong 5 năm, số người Việt ở Úc đã gia tăng từ hơn 2000 người vào năm 1976 đã lên đến hơn 40000 vào năm 1981, tăng lên 16 lần. Tất cả họ đều được nhận vào Úc với tư cách người tị nạn chính trị.

Joe Rodigari - cựu nhân viên di trú làm việc tại các trại tị nạn Indonesia, Philippines, Mã Lai, Thái Lan, Hong Kong... những năm 1970s & 1980s là người đại diện chính phủ Úc nhận người Việt tị nạn tới Úc.

Ông Rodigari đã trao lại cho Ban Chấp Hành Cộng Đồng Người Việt Tự Do NSW hai món quà đặc biệt mà ông gìn giữ suốt hơn 40 năm nay. Đó là hai cánh quạt chân vịt từ một thuyền vượt biên và hai bức tranh do một người Việt tị nạn vẽ trong thời gian ở đảo.

Hai cánh quạt chân vịt của một chiếc thuyền tị nạn và hai bức tranh do một người tị nạn vẽ trong thời gian ở đảo (SBS)

Thị trưởng thành phố Fairfield Frank Carbone có cha mẹ là những người Ý di dân đến Úc và định cư ở hạt Fowler, nơi hiện nay có nhiều người Việt chọn sinh sống. Ông nói những người Việt tị nạn định cư ở Úc sau 1975 đã hy sinh rất nhiều để có được ngày hôm.


Là một thị trưởng của một khu vực đa văn hóa nhất Úc luôn đông đúc nhộn nhịp, ông Carbone nói, hơn ai hết ông là người đã và đang chứng kiến sự thành công, đóng góp và phát triển của công đồng người Việt ở trong địa hạt của ông hàng ngày.


Fairfield Council Mayor Frank Carbone .jpg
Ông Thị trưởng thành phố Fairfield nói cộng đồng sẽ không quên hành trình người tị nạn là phần trong lịch sử của cộng đồng.




Share