Anushanthini Jesuthasan mới sinh con gái đầu lòng, cách đây vài ngày.
Người phụ nữ Tamil 23 tuổi này đã chạy trốn đến Úc, như là người tị nạn vào năm 2013, sau khi phải đối mặt với sự đàn áp ở Sri Lanka.
"Quốc gia của tôi, nơi mà tôi thấy ở khắp mọi nơi mọi người đều trông giống tôi, nói cùng một ngôn ngữ với tôi, ăn cùng một loại thức ăn với tôi, nhưng đột nhiên mọi thứ đã thay đổi".
"Đó là một cú sốc văn hóa lớn đối với tôi, giống như tôi là một chú chó con bị lạc hoàn toàn trong rừng, đó là những gì tôi cảm thấy khi đến đây”, Anushanthini Jesuthasan.
Cô Jesuthasan cho biết, trên hết cô biết ơn vì sự an toàn của mình, đặc biệt là khi cô cân nhắc đến việc nuôi dạy đứa con mới sinh của mình, nhưng điều đó không có nghĩa là trải nghiệm của cô ở Úc không có thử thách.
"Chúng tôi học cách đối phó với bất kỳ thách thức nào mà người tị nạn gặp phải ở Úc".
"Khi nói đến việc đi học, tôi đến đây khi mới 12 tuổi và em gái tôi còn nhỏ hơn rất nhiều".
"Khi mới đến đây, chúng tôi không được phép học trường công".
"Khi chúng tôi nộp đơn xin vào một trường công gần đó, họ nói rằng 'vì tình trạng tị nạn của bạn, chúng tôi không thể cung cấp cho bạn một chỗ”, Anushanthini Jesuthasan.
Trong khi đó phúc trình có tên là ‘Xây dựng cuộc sống mới ở Úc’ đã ghi lại kết quả định cư của gần 2.400 người di cư nhân đạo.
Nhìn vào 10 năm kể từ năm 2013, bản phúc trình phát hiện tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tăng từ khoảng 20 phần trăm, từ 22 phần trăm vào năm 2013 lên hơn 50 phần trăm, chính xác là 54 phần trăm vào năm 2023.
Ngoài ra hơn 1/3 số người, đã hoàn thành một số hình thức giáo dục hoặc đào tạo nghề tại Úc,
Và hơn một nửa trong số tất cả những người tham gia cho biết, họ nói tiếng Anh tốt hơn.
Cuối cùng khoảng 3/4 cho biết, họ cảm thấy mình là một phần của cộng đồng Úc, hầu hết thời gian hoặc luôn luôn.
Trong khi đó nhà nghiên cứu cao cấp của Viện Nghiên cứu Gia đình Úc, Tiến sĩ John Robert Van Kooy cho biết, kết quả chỉ ra thành công trong không gian định cư của người tị nạn.
"Người tị nạn, bất chấp bối cảnh đa dạng và bối cảnh thực sự đầy thách thức mà họ đến đây, những nơi như Iraq, Afghanistan, Myanmar, họ đang thích nghi khá tốt với Úc".
"Tôi nghĩ điều đó cũng cho thấy, phẩm chất và phạm vi rộng lớn các dịch vụ định cư của chúng ta”, John Robert Van Kooy.
Trong khi đó Phụ tá Bộ trưởng Bộ Công dân và Đa văn hóa là Julian Hill cho biết, các dịch vụ định cư đó phải được đầu tư và duy trì.
“Tôi hơi cổ hủ và tin rằng, chính sách công và các dịch vụ phải dựa trên bằng chứng, không chỉ là sự cảm nhận của sự việc".
"Phúc trình được công bố hôm nay là một đóng góp thực sự quan trọng, để bảo đảm các dịch vụ định cư của Úc trong những tháng và năm tới, có hiệu quả nhất, phản ánh trải nghiệm thực tế của hàng ngàn người di cư nhân đạo”, Julian Hill.
Mặc dù có thành công rõ ràng, vẫn còn một số thách thức bao gồm sức khỏe tâm thần và khó khăn về tài chính, cùng với cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt.
Đặc biệt, Tổng giám đốc điều hành của ‘Dịch vụ Định cư Quốc tế’ là Violet Roumeliotis cho biết, các chính sách, cách tiếp cận và thiết kế của các chương trình việc làm, không hiệu quả đối với phụ nữ tị nạn và di cư.
"Họ ngay lập tức bị thiệt thòi, chỉ vì họ là người chăm sóc chính cho trẻ em tại nhà".
"Chúng tôi biết rằng thông thường, người tị nạn đến đây trong độ tuổi sinh đẻ, thường là từ 25 đến 45 tuổi".
"Vì vậy, trong những năm tháng đẹp nhất mà họ thực sự có thể tham gia và làm việc, phụ nữ không nhận được cách tiếp cận phù hợp, được thiết kế riêng mà họ cần”, Violet Roumeliotis.
Còn cô Jesuthasan muốn trở thành y tá, một cơ hội phụ thuộc vào kết quả thị thực của cô.
Nhưng cô hy vọng con gái mình, có thể có cuộc sống dễ dàng hơn ở Úc.
"Khi con bé bắt đầu có nhận thức bắt đầu cuộc sống của mình, tôi muốn con bé làm điều đó mà không có bất kỳ rào cản nào, giống như một người tị nạn”, Anushanthini Jesuthasan.