Iran cảnh cáo về hậu quả không hay nếu Mỹ bãi bỏ hiệp ước nguyên tử

Iranian Foreign Minister, Mohammad Javad Zarif

Iranian Foreign Minister, Mohammad Javad Zarif Source: AAP

Ngoại trưởng Iran cảnh cáo về hậu quả không hay nếu Tổng thống Hoa kỳ Donald Trump bãi bỏ hiệp ước về nguyên tử với nước nầy.


Các quốc gia ký vào hiệp ước hiện thúc giục Tổng thống Trump không nên rút lui khỏi thỏa thuận đạt được hồi năm 2015 vốn giới hạn tham vọng về vấn đề nguyên tử của Iran.

Hiệp ước về nguyên tử với Iran nhằm giới hạn chương trình nguyên tử của nước nầy, để đổi lấy việc giải tỏa các biện pháp chế tài kinh tế và thỏa ước nầy đã được ký kết giữa Iran và 6 cường quốc thế giới hồi năm 2015.

Tổng thống Hoa kỳ Donald Trump mới đây đe dọa hủy bỏ hiệp ước, trừ khi các thương thuyết gia Anh, Pháp và Đức đề cập đến những gì mà ông xem là những thất bại lớn lao trong hiệp ước.

Ông ra hạn là ngày 12 tháng 5 để quyết định xem, liệu Hoa kỳ có trở lại các biện pháp chế tài đối với Iran hay không.

Ngoại trưởng Iran là ông Mohamed Javad Zarif cho biết, Iran chuẩn bị tái lập chương trình nguyên tử năng với tốc độ nhanh chóng hơn, nếu Tổng thống Trump Hủy bỏ hiệp ước.

"Chúng tôi có một số chọn lựa hiện sẳn sàng, bao gồm việc tái lập các hoạt động nguyên tử với vận tốc nhanh hơn nhiều, các hoạt động nầy đã được giới hạn trong hiệp ước".

"Các chọn lợa hiện sẳn sàng để hoàn thành và chúng tôi sẽ có quyết định cần thiết khi thấy thích hợp", Mohamed Javad Zarif.

Ông Zarif cho đài CBS biết rằng, Iran không còn ràng buộc do hiệp ước đã bị chấm dứt và nếu việc cấm vận được tái lập.

"Phần còn lại của thế giới không thể hỏi chúng tôi là, đơn  phương và thực hiện một chiều, trong việc thi hành hiệp ước vốn đã bị hủy bỏ".

Còn Tổng Thống Pháp, ông Emmanuel Macron cho biết, sẽ gặp gỡ Tổng thống Trump trong chuyến công du 3 ngày tại Washington trong tuần nầy.

Mặc dù thừa nhận là hiệp ước không hoàn hảo, Tổng thống Macron cho đài Fox News biết rằng, chẳng có giải pháp nào khác hơn, là việc duy trì hiệp ước về nguyên tử với Iran.

"Đối với vấn đề nguyên tử, quí vị có giải pháp nào tốt đẹp hơn không? Tôi chẳng thấy được điều đó".

"Những gì được gọi là tình huống 'nếu, hay kế hoạch B? Tôi không có một kế hoạch B cho vấn đề nguyên tử với Iran".

"Vì vậy đó là vấn đề mà chúng ta thảo luận, thế nhưng tại sao tôi muốn nói về chuyện nguyên tử, hãy tiến hành hiệp ước nầy bởi vì nó tốt hơn kiểu cách của Bắc hàn rất nhiều", Emmanuel Macron.
"Điều nầy chẳng giải quyết được mọi khó khăn, chúng tôi quan ngại về chương trình hỏa tiễn đạn đạo của Iran và vì vậy, chúng tôi hiện thảo luận với Anh Pháp và Mỹ về việc làm thế nào có thể thực hiện những tiến triển trong lãnh vực nầy", Angela Merkel.
Còn Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng sẽ gặp ông Trump, vào cuối tuần nầy.

Bà cho biết, một thỏa ước nguyên tử không hoàn hảo, thì vẫn hơn là chẳng làm gì cả và nước Đức sẽ theo dõi thật sát để bảo đảm rằng, hiệp ước được hoàn thành một cách tốt đẹp.

"Chúng tôi tin rằng nó vẫn tốt hơn khi chúng ta có hiệp ước nầy, cho dù nó không hoàn hảo đi nữa, vẫn hơn là chẳng có một thỏa ước nào cả".

"Chúng tôi tiếp tục thảo luận về chuyện nầy thế nhưng Đức sẽ theo dõi thật sát để bảo đảm rằng hiệp ước nầy vẫn được tôn trọng", Angela Merkel.

Thủ tướng Isreal, ông Benjamin Netanyahu mạnh mẽ chống đối lại hiệp ước và nhấn mạnh rằng, thỏa ước không giới hạn đầy đủ về tham vọng nguyên tử của Iran, vốn là một quốc gia luôn tuyên bố là kẻ thù của Israel.

Bà Angela Merkel cho biết, trong khi bà thấu hiểu mối quan tâm của Israel, bà không tin rằng việc rút khỏi hiệp ước nói trên là một giải pháp tốt đẹp.

"Điều nầy chẳng giải quyết được mọi khó khăn, chúng tôi quan ngại về chương trình hỏa tiễn đạn đạo của Iran và vì vậy, chúng tôi hiện thảo luận với Anh Pháp và Mỹ về việc làm thế nào có thể thực hiện những tiến triển trong lãnh vực nầy", Angela Merkel.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share