Việc học ngôn ngữ cấp tốc khiến người tỵ nạn tìm được việc làm tại Đức

Kurdish refugee turned Cambridge University professor, Caucher Birkar, with his Fields Medal for Mathematics

Kurdish refugee turned Cambridge University professor, Caucher Birkar, with his Fields Medal for Mathematics Source: Getty Images

Tại thành phố Herdelberg ở Đức, một nhóm các di dân chuẩn bị ghi danh vào một trong những trường đại học nổi tiếng nhất nước nầy, nhờ vào một chương trình ngôn ngữ cấp tốc.


Học tiếng Đức được xem là một yếu tố giúp di dân gia tăng tìm được việc làm đến 50 phần trăm tại Đức trong năm qua.

Heidelberg là một thành phố thơ mộng thuộc vùng đông nam nước Đức nằm bên bờ sông Neckar, với những tòa lâu đài cổ kính nổi tiếng từ thế kỷ 16, những con đường lát đá tảng cùng các nhà thờ có từ thời Trung cổ.

Đây cũng là quê hương của trường đại học cổ xưa nhất nước Đức và có một viện khoa học thuộc hàng đầu trên thế giới.

Đăng ký vào học trường đại học nầy gặp rất nhiều sự cạnh tranh, thế nhưng những người tỵ nạn như anh Farhad (nhân vật đã được đổi tên để bảo vệ danh tính) trốn thoát từ Iran, lại quyết tâm vượt qua mọi trở ngại.

“Mỗi ngày tôi dành từ 9 đến 10 tiếng đồng hồ trong thư viện, tôi nghỉ nửa tiếng rồi bắt đầu trở lại, ăn một cái gì đó lót dạ rồi lại tiếp tục học”.

Anh Farhad có cha là người Kurd, đã theo học y khoa tại quê nhà.

Thế nhưng khi chính quyền tại Iran phát hiện anh nầy giúp đỡ những người Kurd khác học tập cùng những sắc tộc thiểu số bị đàn áp khác, họ hủy bỏ bằng cấp và xóa bỏ hồ sơ đại học của anh.

“Họ ngưng mọi việc học của tôi, hiện nay tôi không còn cơ hội để học y khoa nữa. Họ hủy bỏ hồ sơ của tôi, toàn bộ hồ sơ đại học mà tôi đã thi đậu, sách vở và các đề tài và tôi không thể trình ra những thứ đó được”.

Vào năm 2015, khi có hơn một triệu di dân được vào nước Đức, trường đại học Heidelberg nhanh chóng mở một chương trình cho người tỵ nạn như anh Farhad, nhằm tạo cho anh một cơ hội thứ hai.

Bà Monika Gardt là giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế của trường Đại học cho biết, học tiếng Đức là một ưu tiên hàng đầu.

“Vào năm 2015, rất rất nhiều người trẻ đến nước Đức và ý tưởng bắt đầu về việc dạy tiếng Đức".

"Từ mùa hè năm 2016, chúng tôi có chỗ cho 65 học viên, trong đó 40 người học ngôn ngữ và 25 người khác trong các khóa đặc biệt, qua đó họ học các chủ đề nhằm chuẩn bị cho một khóa học nào đó”, Monika Gardt.

Con số thống kê của năm 2018 cho thấy, có hơn 300 ngàn người tỵ nạn hiện có công ăn việc làm trên khắp nước Đức, một mức gia tăng là 100 ngàn người so với năm trước 2017.

Tiến sĩ Beatrice Busse, Phó chủ tịch khối Sinh viên vụ tại đại học Heidelberg cho biết, mức tiến triển nhanh chóng như vậy phần lớn nhờ vào các chương trình thú vị. Thế nhưng bà ghi nhận những kết quả như trên, không phải xảy ra một sớm một chiều.

“Nhiều người kiếm được việc làm và hội nhập vào xã hội Đức, tuy nhiên việc nầy phải mất thời giờ".

"Nước Đức luôn luôn là một quốc gia của người tỵ nạn, liên quan đến công việc chúng tôi hiện hoạt động rất tốt”, Beatrice Busse.
Có lẽ mọi người nên nhớ rằng, chính nhà bác học Einstein cũng là một người tỵ nạn - Caucher Birkar.
Mặc dù vấn đề di trú vẫn còn chia rẽ nước Đức, với những căng thẳng gia tăng trong những tháng vừa qua, đặc biệt là những vùng phía đông nước Đức, nơi những cuộc biểu tình ủng hộ và chống đối người tỵ nạn đã làm rung chuyển nơi nầy.

Thế nhưng những người tỵ nạn tham dự trong chương trình tại đại học Heidelberg không để cho vấn đề chính trị có thể che mờ tham vọng và những ước mơ của họ.

Ông Ghiath vốn trốn chạy từ cuộc nội chiến Syria năm 2016, cho biết ông quyết tâm học ngành về X quang.

“Tôi chỉ chú tâm vào những việc gì để đạt được những gì mình mong muốn. Mục tiêu của tôi là đạt được ước mơ và tôi hy vọng sẽ đạt được ước vọng đó”.

Được biết đại học Heidelberg được cả thế giới nhìn nhận là trung tâm khoa học và khảo cứu, mỗi năm đại học đều tổ chức một hội nghị kéo dài một tuần lễ, qui tụ các nhà khoa học được giải về điện toán và toán học.

Trong số những người được giải năm nay là ông Caucher Birkar, một người tỵ nạn Kurd thắng huy chương Fields năm nay, giải nầy được xem là giải Nobel về Toán Học.

“Người tỵ nạn cũng đóng góp vào xã hội nầy một cách hết sức tích cực tại bất cứ nơi nào họ đến, vì vậy chúng tôi không chú tâm đến khía cạnh tiêu cực của người tỵ nạn".

"Có lẽ mọi người nên nhớ rằng, chính nhà bác học Einstein cũng là một người tỵ nạn nữa”, Caucher Birkar.

Cũng giống như ông Einstein, giáo sư Birkar biết được sức mạnh của một cơ hội thứ hai.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share