Người tỵ nạn Rohingya khai trình với phái đoàn Liên Hiệp Quốc

Rohingya refugees holing placards, await the arrival of a U.N. Security Council team at the Kutupalong Rohingya refugee camp

Source: AAP

Phái đoàn thuộc Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc hứa hẹn sẽ giải quyết cuộc khủng hoảng người tỵ nạn Rohingya sau khi chứng kiến tận mắt nỗi khổ đau của họ.


Phái đoàn đã viếng thăm các trại tỵ nạn gần biên giới Myanma và Bangladesh cũng như đã nghe những lời kêu gọi thống thiết xin được giúp đỡ của những người tỵ nạn khốn khổ.

Quả là  cuộc đón tiếp chưa hề có, đối với một phái đoàn Liên Hiệp Quốc viếng thăm trại tỵ nạn của người Rohingya tại Bangladesh.

Hàng ngàn người tỵ nạn xếp hàng dọc theo con đường, bên ngoài lều trại dựng lên tạm thời của họ, nhiều người cầm các biểu ngữ và những tấm bảng đòi hỏi phải có quốc tịch, công lý và nhân quyền.

Một người tỵ nạn Rohingya là bà Sajida Begum, là một trong số đó.

"Chúng tôi đứng đây để lên tiếng đòi hỏi công lý, do họ đã giết chết nhiều đàn ông và tra tấn phụ nữ quá dã man, vì vậy chúng tôi đòi hỏi công lý cho những nạn nhân đó".

Ông Abdullah, một người Rohingya Hồi giáo và là một cựu giáo viên, cũng tham gia trong việc kêu gọi Liên Hiệp Quốc phải hành động.

"Họ hãm hiếp, giết người ngay trước mắt tôi, giết chết thân nhân tôi rất nhiều rồi đốt phá cả ngôi làng. Chúng tôi muốn công lý, nhân quyền cũng như có quốc tịch".

 Phái đoàn thuộc Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc viếng thăm các trại tỵ nạn gần biên giới hai nước Myanmar và Bangladesh, trước khi đến Kutupalong, là một trong các trại lứn nhất trong vùng Cox's Bazar.

Đại sứ Anh tại Liên Hiệp Quốc bà Karen Pierce, là một trong số 15 thành viên trong chuyến đi thị sát.

Bà mô tả những gì đã cảm nhận được, sau khi đối diện với hàng chục người tỵ nạn van nài được giúp đỡ.

"Đó là một tình cảm lẩn lộn, giữa những khổ đau khủng khiếp và cảm tình đối với các phụ nữ tội nghiệp đó, rồi những trẻ em đã kinh qua bao nhiêu gian khổ mà vẫn còn nhiều khó khăn trước mắt." Q

"uả là nỗi khủng khiếp, khi những con người khác có thể cam tâm gây khổ đau cho họ và tôi nghĩ, việc nầy cho chúng tôi thấy mức độ của những thử thách, khi chúng tôi với tư cách Hội Đồng Bảo An tìm cách giải quyết vấn đề, để cho những người khốn khổ nầy có thể trở về nhà", Karen Pierce.

Có gần 700 ngàn người Rohingyabị buộc phải trốn chạy khỏi Myanmar, sau khi quân đội

ra tay đàn áp tại tiểu bang Rakhine gồm nhiều người Hồi Giáo, trong một quốc gia Myanmar có đa số là theo Phật giáo.

Người tỵ nạn đã báo cáo nhiều vụ tàn sát với qui mô lớn, hãm hiếp và đốt phá làng mạc, tất cả là do quân đội Myanmar gây ra.

Nay họ yêu cầu được Liên Hiệp Quốc bảo vệ, để trở về quê hương an toàn.
"Tôi nghĩ chúng tôi đã quan tâm rất nhiều về những gì sẽ xảy ra, khi mùa mưa bắt đầu gây thêm khó khăn cho họ", Kelley Currie.
Đại sứ Anh tại LHQ bà Keren Pierce nói rằng, đó là trách nhiệm của Myanmar trong việc cung cấp một nơi an toàn, cho người Rohingya được hồi hương.

"Cần phải nhớ rằng người Rohingya đến từ Myanmar và giải pháp phải nằm trong tay của Myanmar".

"Họ phải được phép quay về nhà trong điều kiện an ninh, việc nầy có thể mất một thời gian thế nhưng chúng tôi muốn nghe chính phủ Myanmar cho biết, họ muốn cộng tác với cộng đồng quốc tế như thế nào", Karen Pierce.

Trong khi đó đại diện của Nga trong phái đoàn là ông Dmitry Polyansky nói rằng, LHQ sẽ làm việc với cả hai chính phủ Myanmar và Bagladesh, để tìm ra một giải pháp song phương.

"Không có một giải pháp kỳ diệu nào, chẳng có cây đũa thần nào để giải quyết mọi chuyện".

"Vấn đề vẫn còn đó cho chúng ta cùng nhau giải quyết chuyện nầy, chúng tôi sẽ tìm cách thuyết phục cả hai chính phủ Bangladesh và Myanmar, cùng tham gia vào các cuộc thương thảo xây dựng".

Chuyến viếng thăm kéo dài 3 ngày, là cơ hội cho Hội Đồng Bảo An LHQ chứng kiến tận mắt tình cảnh của những người tỵ nạn", Dmitry Polyansky.

Sau khi đến thăm nơi sinh sống tạm thời của người tỵ nạn, đại diện của Hoa Kỳ là bà Kelley Currie bày tỏ quan ngại khi mùa mưa sắp đến.

"Chính phủ Bangladesh đã thực hiện công tác hết sức tuyệt vời nhằm đáp ứng các nhu cầu của số người đông đảo như thế nầy, thế nhưng mọi chuyện sẽ trở thành một thảm kịch khi mùa mưa đến".

"Tôi nghĩ chúng tôi đã quan tâm rất nhiều về những gì sẽ xảy ra, khi mùa mưa bắt đầu gây thêm khó khăn cho họ", Kelley Currie.

Phái đoàn sẽ viếng thăm Thủ Tướng Bangladesh trước khi đến Myanmar, để gặp gỡ Cố Vấn tối cao là bà Aung San Suu Kyi.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share