90% người trẻ Úc muốn giúp đỡ người tỵ nạn nhiều hơn

Australian students believe more can be done to help refugees

Australian students believe more can be done to help refugees Source: SBS

Cứ 10 người trẻ Úc thì có ít nhất là 9 người tin rằng cần phải làm nhiều hơn nữa để giúp đỡ cho người tỵ nạn, và trong số 5 người thì có một tin rằng chính họ một ngày nào đó cũng là người mất hết nhà cửa.


Năm nay World Vision Australia chú tâm vào số phận của người tỵ nạn trong những nạn đói kém qua việc nhịn đó trong 40 tiếng đồng hồ và yêu cầu những người tham dự hãy thông cảm hoàn cảnh của 68 triệu người tỵ nạn trên khắp thế giới.

Vào thập niên 1980 tại Đông Timor, anh Alden Vong cho biết cha mẹ và gia đình anh sống trong cảnh bị áp bức.

“Cha mẹ tôi đến Úc như những người tỵ nạn khi Indonesia xâm lăng Đông Timor. Mẹ tôi thường kể với tôi, lúc bà chưa được 10 tuổi và rất xinh đẹp".

"Mẹ tôi giúp ông bà ngoại làm mọi chuyện nấu nướng, trông nom các em và cũng buôn bán với lính Indonesia, khi họ đi qua làng”, Alden Vong.

Năm nay 17 tuổi, Alden cũng bằng tuổi khi cha mẹ anh đến Úc và họ hết sức vui mừng.

Anh cho biết muốn làm mọi việc, để có thể giúp đỡ thế hệ mới nhất của những người tỵ nạn.

“Khi các bạn có những việc nhắc nhở mình về việc tại sao bạn sống một cuộc đời hiện nay, rồi những việc đó là một động lực để bạn tiến tới”.

Tổ chức World Vision Australia mở cuộc khảo sát hơn một ngàn người Úc, tuổi từ 11 đến 19, để biết được quan điểm của họ về người tỵ nạn.

Có những câu hỏi được đặt ra như, liệu họ có thể trở thành người mất hết nhà cửa hay không.

Có một trong 5 người trẻ trả lời, đó là một khả năng có thể xảy ra.

Nói chuyện với những người thuộc thế hệ mà đôi khi được gọi là thế hệ selfie, Chủ tịch của World Vision Australia là ông Tim Costello cho rằng kết quả làm ông ngạc nhiên.

“Chúng tôi luôn luôn được biết rằng những người sinh ra vào Thiên niên kỷ là thế hệ của tôi, họ thường chỉ nghĩ về họ mà thôi".

"Vâng cuộc khảo sát nầy thực sự cho biết họ đang quan tâm đến cuộc khủng hoảng về người tỵ nạn”, Tim Costello.

Cuộc khảo sát cũng tìm thấy, cứ 10 người trẻ thì có đến 9 người quan tâm đến người tỵ nạn và muốn làm nhiều hơn để giúp đỡ họ.

Có 8 trong số 10 người tin rằng, người tỵ nạn không phải là những người nguy hiểm.
"Điều làm kinh ngạc là có quá nhiều người trải qua nhiều thảm cảnh của các cuộc nội chiến và mất hết nhà cửa, đôi khi họ cố bám víu ở lại với chút ít hy vọng”, Alden Vong.
Trong chương trình hàng năm với chiến dịch gây quỹ có tên là ‘Nhịn Đói 40 tiếng đồng hồ’, tổ chức nhân đạo nầy hiện chú tâm đến người tỵ nạn qua chương trình ‘Backpack Challenge’, để yêu cầu những người thiện nguyện hãy đóng gói những gì cần thiết để sống sót, cũng như đi bộ giữa các điểm đến thay vì dùng xe cộ.

Người bạn học lớp 12 của Alden là Nathaniel Dong, thấy đây là cơ hội để nâng cao nhận thức.

“Thay vì đếm từng giây phút để ngừng lai, tôi là hạng người đếm xem có bao nhiêu người đau khổ trên thế giới. Vì vậy tôi đoán là tôi luôn luôn có một cú gọi để hành động và luôn luôn mong muốn phải có một sự thay đổi”.

Còn David Chen 17 tuổi đồng ý rằng đôi khi cộng đồng có thể bớt nhạy cảm về số phận của người tỵ nạn.

“Chúng tôi nghe quá nhiều câu chuyện như vậy đến nỗi đôi khi chúng tôi quên mất là, thực sự đằng sau chuyện là một con người, một ước mơ và một vài người thực sự muốn được thành công, cũng giống như tất cả chúng ta tại đây, trong một môi trường có nhiều đặc quyền hơn”.

Trong lúc các học sinh chuẩn bị cho chuyến đi bộ đến 60 kí lô mét, Alden Wong hy vọng những người khác cũng đi bộ một ngày như một người tỵ nạn.

“Có 68 triệu rưỡi người tỵ nạn trên khắp thế giới, trong đó dưới phân nửa là những người trẻ dưới 18 tuổi".

"Điều làm kinh ngạc là có quá nhiều người trải qua nhiều thảm cảnh của các cuộc nội chiến và mất hết nhà cửa, đôi khi họ cố bám víu ở lại với chút ít hy vọng”, Alden Vong.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share